Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình thảo luận về Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Thứ 5, 11/06/2015 | 10:24:39
795 lượt xem

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 13, sáng ngày 11-6, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình thảo luận tổ

Nhất trí với báo cáo của Chính phủ và nhiều nội dung của Dự thảo Bộ luật Dân sự đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, các cơ quan, tổ chức, ngành, các cấp, một số đại biểu nhấn mạnh: Bộ luật Dân sự giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi một điều, khoản của Bộ luật được sửa đổi đều có ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ xã hội. Vì vậy, việc sửa đổi cần phải được cân nhắc thận trọng, đồng thời cần giải trình rõ hơn nữa lý do của việc sửa đổi, bổ sung đối với từng điều, khoản nhằm tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội và nhân dân.

Góp ý về nội dung quyền nhân thân trong Dự thảo luật, ĐBQH Phạm Xuân Thường ( tỉnh Thái Bình) đặt câu hỏi: Công dân có nhất thiết phải đặt tên dài hơn 35 ký tự hay không? Vì điều này sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng về mặt thủ tục hành chính.

ĐBQH Phạm Xuân Thường  ( tỉnh Thái Bình) phát biểu tại thảo luận tổ

Đại biểu Phạm Xuân Thường - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng: " Nếu mình nói hạn chế là ảnh hưởng đến quyền công dân, tuy nhiên, công dân cũng cần thiết cần tên dài đến 35 kí tự hay không? Vì trong thực tế, khi làm bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu sẽ ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề này. Vì vậy, phải hạn chế quy định này. Còn về tên xấu là quyền của công dân, do vậy, quy định hạn chế tên không quá 25 kí tự là phù hợp."

Nhiều ý kiến cho rằng, để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ thực tế cuộc sống, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thì việc xác định hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể của quan hệ dân sự là cần thiết.

Đại biểu Khúc Thị Duyền- Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị, cần ghi nhận chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo hướng, bao gồm: Cá nhân, pháp nhân và hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Đồng thời, xây dựng khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể này và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. ĐBQH Khúc Thị Duyền thẳng thắn nêu ý kiến: “Trong thực tế hiện nay, vẫn còn những quan hệ dân sự với tư cách, vai trò của chủ hộ gia đình và các thành viên của hộ gia đình, do đó, vẫn nên tiếp tục quy định vấn đề này. Đặc biệt, hiện nay, Luật đất đai 2013 cũng đã đề cập đến những nội dung liên quan đến hộ gia đình là một trong những chủ thể được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Cần tiếp tục quy định chủ thể này trong quan hệ của Luật Dân sự”.

Về quyền xác định lại giới tính, một số ý kiến cho rằng, quy định như Dự thảo Bộ luật còn quá chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn, cần có điều khoản dẫn chiếu giao cho Chính phủ hoặc Bộ Y tế hướng dẫn những trường hợp cụ thể về xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính. Về vấn đề chuyển giới cần sử dụng thống nhất thuật ngữ “chuyển đổi giới tính” thay cho “chuyển giới” và việc chuyển đổi giới tính chỉ nên công nhận trong những trường hợp nhất định dựa trên các lý do về y học.

Các đại biểu nhất trí với phương án theo hướng Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới. Bởi vì, chuyển giới là vấn đề nhạy cảm, làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội nên cần phải được xem xét thấu đáo. Dự thảo Bộ luật chỉ nên quy định về quyền xác định lại giới tính của cá nhân là phù hợp.

CTV

 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...