Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ

Thứ 6, 23/12/2022 | 16:18:43
812 lượt xem

Sau hai tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế", năm 2022, kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện; các cân đối lớn luôn được đảm bảo, nền tảng vĩ mô ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.

Kinh tế Việt Nam dự kiến năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu đề ra. Xuất khẩu 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%,   tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5%...

Ông Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Chúng ta đã căn bản hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội được đề ra cho năm nay và có thể nói nền kinh tế phục hồi với tốc độ khá cao trong tương quan chung thế giới và khu vực.


Có được kết quả này là Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí... Tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trần Hoàng Ngân – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân thì nền kinh tế của chúng ta từng bước phục hồi một cách mạnh mẽ, do đó mà chúng ta đã vừa ổn định kinh tế vĩ mô vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế.


Nền kinh tế trong năm 2023 dự báo sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức từ thế giới với những bất ổn địa chính trị, kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, tình hình lạm phát tăng cao.

Bên cạnh đó, những hạn chế từ nội tại trong nước đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và các vấn đề an sinh xã hội.

Ông Phạm Thanh Hà – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chính sách tiền tệ tiếp tục thận trọng có hai mục tiêu chính, thứ nhất là ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối và đảm bảo thanh khoản tín dụng, ở đây NHNN sẽ điều hành hợp lý đồng bộ về giá cũng như lãi suất và tỷ giá cũng như về lượng là tín dụng, mục tiêu thứ 2 đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và trong bối cảnh khó khăn thì phải ổn định tâm lý người gửi tiền.


Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế

Chúng ta cần kiên định kinh tế vĩ mô, hai là đảm bảo 4 cân bằng: cân bằng lạm phát và tăng trưởng, cân bằng lạm phát và tỷ giá, cân bằng giữa ngân sách và hỗ trợ người dân, cân bằng vốn đầu tư nhà nước và tư nhân bởi năm qua đầu tư tư nhân chỉ tăng có 10%, trong khi đó nhà nước tăng 16%


Nhận diện đúng các cơ hội, những khó khăn thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững như những mục tiêu đã đề ra cho năm 2023 và những năm tiếp theo, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra.

Theo TTXVN 

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...