Ngành hàng không phải cơ cấu lại thị trường vì dịch Covid-19

Thứ 6, 14/02/2020 | 16:11:58
737 lượt xem

Dịch virus covid- 19 khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo tính toán của ngành hàng không, thiệt hại ước tính đến hơn 10.000 tỉ đồng. Trước tình hình này, Cục hàng không Việt Nam đã đưa ra các giải pháp, cơ cấu lại thị trường vận tải hàng không nhằm giảm bớt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Sân bay quốc tế Nội Bài hàng ngày có tới 14 hãng hàng không Trung Quốc và 3 hãng hàng không của Việt Nam thực hiện gần 100 chuyến bay giữa hai nước. Đây là thị trường lớn thứ 2 sau Hàn Quốc và là thị trường lớn có tiềm năng rất lớn với 7,5 triệu khách trong năm 2019.
 Nhưng kể từ khi dịch nCov hay Covid -19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc, ngành hàng không không chỉ ảnh hưởng đến các chuyến bay đến Trung Quốc mà ảnh hưởng đến thị trường Đông Bắc Á và cả Châu Âu. Ngoài ra, hành khách đi lại bằng đường hàng không tại thị trường nội địa cũng bị giảm nhiều. Vắng khách, các hãng hàng không của Việt Nam đang dư thừa khoảng 30 máy bay, khiến Cảng Nội Bài gặp khó trong sắp xếp chỗ đỗ tàu bay.

Ông Nguyễn Huy Dương – PGĐ Cảng hàng không Nội Bài: "sau ngày 5 tháng giêng tỷ lệ hành khách sụt giảm đi nhiều. Đối với lịch bay, ước tính Viietjejet và VNA giảm từ 20-25 chuyến/ngày. Các hãng phản ánh và chúng tôi đã phải bố trí các điểm đỗ tàu bay trong thời gian không có khách"

Theo ước tính ban đầu của Cục hàng không VN, thiệt hại của ngành Hàng không Việt Nam từ dịch Covid-19 là rất lớn. Tính riêng việc dừng các đường bay đến Trung Quốc lên đến hơn 10.000 tỷ đồng.

Trước tình hình này, Cục Hàng không Việt Nam đang tính toán hỗ trợ cho các hãng hàng không, còn các hãng cũng tính toán tái cơ cấu lại thị trường hàng không, hướng tới các thị trường có tiềm năng lớn như Ấn Độ, Australia…

Ông Đinh Việt Thắng – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam: Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các hãng hàng không tiếp tục nghiên cứu các thị trường mới; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để mở lại các chuyến bay sau khi dịch bệnh chấm dứt. Thứ hai, các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng như các hãng hàng không bàn giải pháp giảm chi phí cho các hãng hàng không". 

Hiện các hãng hàng không đã tạm hoãn lịch bàn giao máy bay mới, Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã lên phương án báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải xin phép giảm giá điều hành bay, cất hạ cánh. Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị xem xét giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cho các hãng hàng không để giúp đỡ các đơn vị này giảm bớt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT: "Tôi đề nghị Cục có kế hoạch cụ thể, tính toán căn cơ để báo cáo xem có giúp gì được thì giúp cho các cơ quan đơn vị trong đó có cả ACV, quản lý bay và các hãng hàng không đảm bảo sự chia sẻ"

Cục Hàng không Việt Nam cũng đã xây dựng 3 kịch bản cho thị trường hàng không căn cứ theo kinh nghiệm rút ra từ phòng, chống dịch SARS trước đây. Cụ thể là: kịch bản thứ nhất nếu đến tháng 4/2020 hết dịch COVID-19, lượng khách thông qua các sân bay của Việt Nam đạt khoảng 119 triệu (giảm 2,1% so với cùng kỳ). kịch bản thứ 2 nếu tháng 6/2020 hết dịch COVID-19, lượng khách thông qua khoảng 111,6 triệu (giảm 4,2%) . Kịch bản thứ ba nếu tháng 8/2020 hết dịch, lượng khách thông qua khoảng 98,5 triệu (giảm 15,5%)./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...