Phụ nữ Việt Thuận du nhập và làm giàu từ nghề dệt khăn mặt

Thứ 6, 12/07/2019 | 09:15:54
1,254 lượt xem

Sau 5 năm xa quê đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, trở về quê hương, chị Nguyễn Thị Hằng, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, đã mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng, dệt khăn mặt để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, chị Hằng đang là gương hội viên phụ nữ trẻ, tiêu biểu mạnh dạn trong tạo dựng mô hình phát triển kinh tế và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Đầu năm 2018, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Việt Cường, xã Việt Thuận đã băn khoăn, trăn trở khi tìm hướng đi phát triển kinh tế của gia đình. Chị Hằng thiết nghĩ, cần tìm một công việc có thể trực tiếp làm tại nhà, để dễ dàng chăm sóc con cái. Vào tháng 8/2018, cơ duyên đó đến với gia đình chị Hằng, vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư nguồn vốn gần 500 triệu đồng để xây dựng xưởng và mua máy dệt khăn mặt.

Chị Nguyễn Thị Hằng - xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư: Nhà tôi có một người bạn có công ty ở xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, công việc ổn định và kinh tế khá tốt, nên khi người bạn đó gợi ý vợ chồng tôi đã quyết định mở xưởng dệt khăn mặt ngay. Một phần nữa là vợ chồng tôi muốn mở xưởng làm việc ở nhà, còn có thời gian để chăm sóc 2 con nhỏ.







Theo chị Hằng chia sẻ, ban đầu mở xưởng gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, mà nhất là tiền vốn đầu tư. Bởi mỗi máy dệt đã có giá 200 triệu đồng. Do đó, để giảm chi phí đầu tư ban đầu, gia đình chị Hằng cùng bàn với 2 người anh em trong gia đình, cùng nhau mua chung 1 máy quay sợi. Cả 3 anh em cùng làm và hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật.

Chị Nguyễn Thị Hằng - xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư: Thời gian đầu sử dụng máy dệt gặp khó khăn, vì máy hoạt động cài đặt tự động, mà toàn ngôn ngữ tiếng Trung, tiếng Anh. Nhưng sau có người em hướng dẫn kỹ thuật vận hành máy móc, rồi dần dần 1 2 tuần mới quen. Tuy nhiên, tôi cũng gặp khó khăn khi 1 thời gian nguồn nguyên liệu sợi khan hiếm, vì xuất khẩu nhiều ra nước ngoài, nhưng năm 2019 này thì ổn định rồi.






Trải qua 1- 2 tháng đầu làm quen với công việc mới, ngành nghề mới, dần dần công việc của xưởng dệt khăn mặt đã đi vào ổn định. Nguyên liệu sợi đầu vào và khăn mặt đầu ra được Công Ty tại xã Thái Phương, huyện Hưng Hà bao tiêu. Tính đến nay, chỉ sau gần 1 năm tạo dựng xưởng dệt khăn mặt, gia đình chị Hằng có 3 máy dệt, dự kiến mỗi ngày sản xuất ra gần 4.000 chiếc khăn mặt. Ước tính, thu nhập bình quân mang lại cho gia đình chị Hằng hơn 200 triệu đồng/ tháng.

Bà Đỗ Thị Bắc - chủ tịch Hội LHPN xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư: Chị Nguyễn Thị Hằng là hội viên phụ nữ trẻ rất năng động, nhạy bén trong việc lựa chọn ngành nghề hiện nay, chị đã du nhập ngành nghề mới về địa phương và đã mang lại nguồn kinh tế tương đối cao cho gia đình. Dự tính, trong thời gian tới chị sẽ tạo điều kiện việc làm cho bà con người dân tại địa phương.








Có thể nói, với sự năng động, mạnh dạn dám nghĩ dám làm của chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư đã khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình, đồng thời, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế của địa phương ngày thêm mạnh mẽ./.

Phương Thúy

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...