Xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Thứ 4, 26/12/2018 | 06:39:36
635 lượt xem

Sáng 24.12, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Hội thảo “Thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc” để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và đầu tư chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, đến hết tháng 11 năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 97,25 tỷ USD, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 37,66 tỷ USD, tăng 21,7%; nhập khẩu 59,59 tỷ USD, tăng 12,7%. Nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ trong những năm gần đây, khoảng cách nhập siêu của nước ta với đối tác thương mại lớn nhất này đã và đang được kéo giảm đáng kể, từ con số thâm hụt thương mại hơn 28 tỷ USD năm 2016 xuống còn 22,765 tỷ USD trong năm 2017. 

Tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Doãn Thị Thu Thủy cho biết, mục đích của hội thảo nhằm cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật, thương mại; đồng thời giải đáp những vướng mắc trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hóa xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc, qua đó tăng cường khả năng xuất khẩu qua con đường chính ngạch những mặt hàng có thế mạnh sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam và cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất. Kim ngạch hai chiều của hai quốc gia luôn có những đột biến - nhiều lần vượt các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các quy định kỹ thuật và yêu cầu về kiểm định động, thực vật (SPS) của thị trường Trung Quốc. Thay đổi cách tiếp cận an toàn thực phẩm từ việc kiểm tra an toàn sản phẩm cuối cùng sang giám sát các công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Đồng thời, nâng cao nhận thức người sản xuất, chất lượng và an toàn hơn. Thiết lập cơ chế hợp tác giữa nhà quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm bảo đảm an toàn trong toàn bộ chuỗi cung. Qua đó, xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm cho thị trường trong nước và nước ngoài; các kênh phân phối.

Theo Daibieunhandan

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...