Quản lý "kinh tế vỉa hè" nhìn từ các nước

Thứ 5, 23/03/2023 | 00:00:00
673 lượt xem

Paris có lẽ sẽ mất đi vẻ lãng mạn khi thiếu vắng những quán cafe vỉa hè. Thành phố sầm uất bậc nhất của Mỹ là New York có lẽ cũng bớt được nhắc đến khi thiếu vắng những chiếc xe đẩy bán hotdog với giá chỉ 2USD. Và Bangkok có lẽ cũng mất đi nét hấp dẫn khi không còn cảnh mua bán hàng rong trên hè phố. Vỉa hè rõ ràng mang lại giá trị kinh tế và thu hút khách du lịch.

Thế nhưng, khi kinh tế vỉa hè đi “ngược chiều’ với văn minh đô thị, thì nó lại trở thành vấn đề.  Liệu có cách nào để khai thác kinh tế vỉa hè mà vẫn không ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đô thị? 

Nhắc tới kinh tế vỉa hè trong khu vực, chắc chắn không thể không nói tới các con phố kinh doanh ẩm thực ở  Bangkok,Thái Lan. Trong nỗ lực xây dựng hình ảnh một thành phố thân thiện, sạch đẹp, chính quyền thành phố Bangkok đã và đang thực hiện nhiều chiến dịch quy hoạch bán hàng rong, song song với việc giải quyết sinh kế cho các đối tượng này. Hãy cùng tìm hiểu đất nước chùa Vàng đang làm điều đó như thế nào.

Bà Saiyon Panya đã kiếm sống nhờ chiếc xe đẩy này hơn 20 năm qua.

Hàng ngày, bà đẩy xe hàng tới góc phố này và bán hàng từ sáng tới tối muộn. Thế nhưng, việc buôn bán trở nên khó khăn khi thành phố muốn dẹp hàng rong.

Bà Saiyon Panya – Người bán hàng rong: “Họ nói rằng việc bán hàng rong giờ bị cấm. Bán gì cũng không được.”

Để kiếm sống, bà Saiyon Panya không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận rủi ro. Và sẵn sàng khi có bóng dáng nhân viên trật tự đô thị.

Bà Saiyon Panya – Người bán hàng rong: Chạy chạy chạy!

Từ giữa năm 2016, chính quyền Bangkok đã bắt đầu chiến dịch giành lại vỉa hè bằng cách không cho phép người bán hàng rong bán hàng trên các tuyến phố.

Tiến sĩ Vallop Suwande – Cựu chuyên gia tư vấn của Thống đốc Bangkok: “Chúng tôi nhận được nhiều phản ánh rằng các quầy hàng rong gây ra rất nhiều vấn đề cho người dân. Hơn nữa, bạn sẽ không thể nói thành phố Bangkok là một nơi hấp dẫn và quyến rũ khi nhìn thấy những hình ảnh nhộm nhoạm trên đường phố như vậy.”

Nhưng, công cuộc giành lại vỉa hè cho người đi bộ không phải là chuyện dễ. Chính quyền Bangkok thậm chí còn thừa nhận là nhiệm vụ bất khả thi, bởi 40% số người dân của thành phố này sống nhờ vào hàng rong và đa số họ là người nghèo.

Người dân Bangkok: “Món này chỉ khoảng 20-30 bạt. Với những lao động chân tay như chúng tôi, chúng tôi chỉ có đủ tiền ăn các món ăn từ các quầy hàng rong thôi.”

Trong nỗ lực mới nhất, Cơ quan quản lý đô thị Bangkok đã và đang phối hợp với các khu vực công - tư, để cung cấp khoảng không gian cố định cho những người bán hàng tại các khu vực có nhu cầu ăn uống hay các trung tâm thương mại.

Những người được cấp phép sẽ phải trả tiền thuê mặt bằng theo ngày với giá 150 baht (khoảng hơn 100 nghìn đồng Việt Nam) một mét vuông.

Người dân Bangkok : “Ở đây vẫn bán đồ ăn đường phố thôi nhưng được sắp xếp trong các khu vực riêng. Các khu này ở trong các trung tâm thương mại, nơi mọi người có thể thưởng thức các món ăn họ yêu thích. Rất sạch sẽ và thuận tiện.”

Tuy vậy, nhiều người bán hàng vẫn lo ngại có thể bị mất khách quen, vốn là nhân viên từ các tòa nhà văn phòng gần đó.

Singapore cũng đã từng gặp phải vấn đề tương tự hồi thập niên 1950. Để thay đổi thực trạng đó, chính quyền bắt đầu xây dựng chợ và các khu ăn uống dành cho người bán hàng rong. Nhà chức trách sẵn sàng giao đất cho nhà đầu tư với điều kiện là phải xây các khu ăn uống ngay tại mảnh đất được cấp. Chính quyền cũng tính đến việc tái bố trí người bán hàng rong về khu vực gần với điểm buôn bán cũ, giúp giải tỏa tâm lý mất khách quen.

Ông Duangrit Bunnag – Kiến trúc sư đô thị: “Singapore là một ví dụ tốt. Thành phố có những quy định và người dân thì tuân thủ kỷ luật. Chính quyền đã tính toán và có tầm nhìn xa trong vấn đề này.”

Dù vậy, Singapore đã mất 20, 30 năm mới đạt được kết quả như hiện nay.

Để học theo được một mô hình, không thể là công việc một sớm một chiều. Tuy nhiên, muốn kinh doanh thì phải có phép và trả phí. Đây là vấn đề rất cũ nhưng có vẻ vẫn có lý.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...