Siết chặt quy định quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh trong trường học

Chủ nhật, 10/11/2024 | 17:15:04
738 lượt xem

Học sinh có được sử dụng điện thoại trong trường học hay không luôn là vấn đề mang lại nhiều ý kiến trái chiều những năm qua. Từ năm 2020, Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp, không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Nghĩa là, việc học sinh được sử dụng điện thoại hay không, thuộc quyền hạn của giáo viên và mỗi nhà trường. Thời gian gần đây, nhiều trường đã đưa

Hơn 2 năm nay, việc cất điện thoại vào tủ và chỉ lấy ra khi kết thúc buổi học hoặc khi được thầy cô cho phép, đã trở thành thói quen của học sinh trường THPT Nguyễn Đức Cảnh. Thay đổi rõ nét nhất từ khi triển khai quy định này, là học sinh tập trung tốt hơn, chủ động giao tiếp và hoà đồng với nhau hơn. Đó không chỉ là nhận xét của thầy cô, mà chính học sinh cũng tự nhận ra sự chuyển biến tích cực của mình và các bạn.

Em Phạm Khánh Linh, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh: Giờ ra chơi em thấy cũng nhộn nhịp hơn trước kia rất nhiều, thay vì mỗi người chú tâm vào điện thoại thì có thể tham gia vào những hoạt động khác như chơi thể thao, trò chuyện cùng các bạn. 


Em Nguyễn Long Hiển, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh: Nhiều khi xem video các bạn hay bị cuốn theo, nghĩ là đánh nhau sẽ trở nên ngầu hơn hoặc nổi máu anh hùng. Và xem điện thoại nhiều cũng ảnh hưởng đến mắt. Chính em chơi điện thoại nhiều nên mắt em mới cận.


 Có thể liệt kê những tác hại của việc học sinh dùng điện thoại trong trường như:  xao nhãng việc học, sa sút học tập, ảnh hưởng tới giờ dạy của thầy cô,… Lạm dụng điện thoại còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, như ảnh hưởng sự phát triển của não bộ, và nhiều vấn đề khác phải tính đến là bạo lực, bắt nạt trong lớp học.

Hiện đa phần các trường học tại Thái Bình đã thực hiện những cách thức khác nhau để siết chặt việc quản lý sử dụng điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng của học sinh khi đi học. Tại một số trường, những tiết học cần đến điện thoại để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên phải đăng ký trước với ban giám hiệu. Quá trình học sinh sử dụng điện thoại trong tiết học đó cũng được giám sát chặt chẽ. Trong ngày học, nếu phụ huynh có việc gấp cần liên lạc với con thì gọi đến văn phòng nhà trường hoặc gọi cho giáo viên chủ nhiệm để được hỗ trợ. 

Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Yến, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh: Tôi kết hợp với PHHS, yêu cầu PHHS nhắc nhở các con khi mang điện thoại đến trường phải cất vào tủ đồ. Được sự thống nhất của toàn thể PH, mình xây dựng thành nội quy lớp học, bạn nào vi phạm bị nhắc nhở. Qua đó các con có ý thức về việc sử dụng điện thoại hơn. 


Việc siết chặt quản lý điện thoại di động cho thấy, các nhà trường đang ý thức rất rõ nguy cơ, hệ lụy khi lạm dụng thiết bị thông minh này. Nhiều trường còn chủ động tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp những kỹ năng xã hội tốt cho học sinh, để các em sau giờ học vẫn biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý, biết ứng xử lịch sử, văn minh, tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. 

Hà My

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...