Mới đây câu chuyện Trường đại học Bách khoa vừa được chuyển đổi thành Đại học Bách khoa đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Vì sao trường Đại học lại đổi tên thành Đại học, vì sao lại có trường đại học trong đại học. Đây có phải là xu thế chung của thế giới hay không, hay Việt Nam một mình một kiểu.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được đổi tên thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo nhiều người, việc nâng cấp bằng cách bỏ bớt chữ "Trường" đi là rất độc đáo và không cần thiết. Vì vậy việc này đã gây ra không ít các ý kiến tranh luận trên mạng xã hội - nghiêm túc có, vui đùa có.
Thực chất câu chuyện này không đơn giản là việc đổi tên gọi của một trường Đại học mà là chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn lĩnh vực sang đa lĩnh vực có sự phát triển cả về chiều rộng, quy mô đến chiều cao về trình độ đào tạo thể hiện năng lực tự chủ cao. Điều này đã được quy định trong Luật giáo dục Đại học 2018
"Trường Đại học" khác "Đại học" như thế nào?
Theo Luật giáo dục Đại học 2018 "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Một "đại học" có thể bao gồm nhiều "trường đại học" bên trong. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15. 000 sinh viên trở lên.
Tập hợp của các trường thành viên là đại học, phải theo nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Đại học ngoài hoạt động về đào tạo còn nhấn mạnh hoạt động về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Cho nên các đại học bao giờ cũng đào tạo cả sau đại học
Tuy nhiên theo các chuyên gia ngôn ngữ, việc đổi tên Trường Đại học thành Đại học tuy hợp pháp vì đã được quy định trong Luật nhưng lại có vấn đề về mặt ngôn ngữ khiến đại bộ phận người dân không hiểu hoặc hiểu nhầm. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, "đại học" là danh từ chỉ một cấp học không phải là một thiết chế cung cấp dịch vụ đào tạo . Do vậy theo các chuyên gia, trong trường hợp này nên thay từ đại học bằng từ viện hoặc học viện.
Từ trước đến nay, khái niệm trường đại học và đại học được nhân dân và ngôn ngữ tiếng Việt đã hiểu và đồng hóa làm một, ở một khía cạnh nào đó, đều là “trường đại học” cả. Diễn đạt trong Luật tưởng như rành mạch về định nghĩa, nhưng lại sử dụng từ trùng lặp đã có trước đó và tồn tại hiện hữu trong dân gian, và Luật chưa tính đến điều này.
Việc thay đổi tên cơ sở đào tạo có thể chỉ là một tình tiết nhỏ, nhưng phản ánh sự vận động của hệ thống giáo dục. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là không chỉ thay đổi tên gọi mà cần phát triển thành các trường đại học đa ngành đa lĩnh vực một cách thực chất và hiệu quả, đẩy mạnh tự chủ đại học để giáo dục đại học Việt Nam nhanh chóng hội nhập với chuẩn mực và trình độ, chất lượng quốc tế. Đây mới là nội dung cấp thiết nhất của đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...