Nhà khoa học Việt chế tạo mắt thông minh chống dịch

Thứ 3, 02/11/2021 | 15:25:42
999 lượt xem

Để thay thế cho việc thực hiện đo thân nhiệt thủ công, giảm tình trạng lây nhiễm chéo Covid 19, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời thiết bị kiểm tra khai báo y tế thông minh (Cli - SmartEyes) có thể theo dõi dòng người ra vào với số lượng lớn và phát hiện những trường hợp có nguy cơ lây lan bệnh một cách tự động.

Chỉ mất 10s, mỗi người khi đi qua thiết bị kiểm tra khai báo y tế tự động còn gọi là mắt thông minh này đều được sàng lọc nguy cơ nhiễm Covid 19 trước khi vào khám chữa bệnh. Công nghệ AI được tích hợp đã giúp thiết bị phát hiện các trường hợp không trung thực, sử dụng mã QR của người khác. Dữ liệu thiết bị thu được sẽ kết nối trực tiếp đến cổng thông tin của Bộ Y tế. Thiết bị tự động số hóa toàn bộ quy trình kiểm tra y tế, tạo thuận lợi cho người xin và cấp phép đi lại, tổ chức các đợt tiêm chủng, xét nghiệm. 

Chị Nguyễn Thị Hoa, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàn Bệnh viên Bạch Mai: Chúng ta sẽ tránh được tiếp xúc, miễn giữ khoảng cách trong quá trình trách nhiệt độ, khi mình cho nhiệt độ thì các thông tin sẽ thực hiện lên và mình có thể kiểm soát thông tin bệnh nhân rất là dễ dàng. Phần mềm lai được nối với điện thoại và máy tính, mình có thể tra cứu

Để mở cửa phát triển kinh tế, sống chung với dịch COVID-19, việc kiểm soát chặt chẽ các điểm công cộng là cần thiết. Tính toán sơ bộ của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 6,5 triệu cơ sở dự kiến triển khai kiểm tra đầu đọc mã y tế cá nhân khi tiến hành mở cửa…Nếu sử dụng nhân lực để kiểm soát thì sẽ cần tương ứng ít nhất 6,5 triệu lao động. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm chéo là rất dễ xảy ra. Trăn trở về bài toán, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phạm Hồng Quang gồm 20 kĩ sư đã bắt đầu thiết kế phần cứng, viết phần mềm và sản xuất thử nghiệm thiết bị mắt thông minh từ năm 2020.  Qua nhiều lần thử nghiệm, nâng cấp, đến giữa tháng 8/2021 thì sản phẩm hoàn thiện để ứng dụng.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Tình, Phát triển phần mềm sản phẩm CLi-SmarEyes: Thứ nhất là về quét mã QR, chúng tôi sử dụng thiết bị quét mã QR riêng và nó đạt tốc độ nhanh, độ nhạy cao trong các điều kiện, ví dụ như là trời nắng chói, các thứ vẫn hoạt động tốt. Thứ hai là dùng cái thiết bị đo nhiệt lưới và đảm bảo là khi người di chuyển qua cửa các thứ thì vẫn có thể đo được nhiệt độ luôn và không cần phải đứng sát trán.
PGS.TS Phạm Hồng Quang, Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Ở đây ca me ra thì nó có tính năng AI gia nhận dạng mạch trong hệ thống đã, anh đã chụp hình một lần thì nếu mà anh mở mặt ra cho nó xem nó sẽ cảnh báo nếu mà cái người này là là dùng que tốt của người khác hoặc dùng điện thoại di động người khác để đi làm. Thế thì nó sẽ trợ giúp ra những cái nơi mà quy định là phải vào ra là phải phải xác định danh tính, nghĩa là nếu mà ở những nơi thông thường ăn uống chợ búa, các thứ khác thì người ta không nhất thiết phải làm, nó sẽ bỏ qua bước đấy.

Ngoài ra, thiết bị còn gắn thêm cảm biến đo nồng độ oxy trong máu. Để kiểm tra, chỉ cần đặt ngón tay lên cảm biến trên thiết bị vài chục giây. Các dữ liệu về nhịp tim, nhịp thở, lượng SPo2 được hiển thị và hệ thống tự động cảnh báo bằng âm thanh và ghi chú trên màn hình. Do tự chủ hoàn toàn công nghệ, sản xuất trong nước, nên giá thành sản phẩm khá rẻ so với sản phẩm nhập ngoại. Đây được xem là giải pháp rất nhiều triển vọng để Việt Nam duy trì trạng thái sống chung an toàn với đại dịch hiện nay./.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...