Khoa học công nghệ - nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội

Thứ 3, 18/05/2021 | 00:00:00
1,174 lượt xem

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), khoa học và công nghệ là một thành tố đóng vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, nền Khoa học - công nghệ (KHCN) của tỉnh Thái Bình phát triển với sự ra đời hàng loạt công nghệ mới, hiện đại, có những bước tiến rõ rệt, góp phần đáng kể vào phát triển (KT-XH) toàn tỉnh cũng như chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực.

Sản phẩm máy cấy Trần Đại Nghĩa

Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN của Thái Bình được tăng cường theo hướng gắn với sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân; Góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mỗi năm, Thái Bình có khoảng 25-30 đề tài được nghiên cứu, trên 90% là các đề tài ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn.

Ông Trịnh Quang Hiệp - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình:

“Năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng cao.Công nghiệp gia công, sản xuất thô sơ giảm dần mà thay vào đó là sự tăng dần của công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.”


Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà có che phủ nilon theo hướng VietGab

Các hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh được chú trọng thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực, được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế. Nhiều mô hình có tính ứng dụng và đạt hiệu quả trong sản xuất như: mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà có che phủ nilon theo hướng VietGab, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt, sản phẩm máy cấy Trần Đại Nghĩa, mô hình sản xuất một số loại giống và cây dược liệu, đề tài đặt stent động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp.

Ông Trần Đại Nghĩa - xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải:

"Tôi cố gắng nghĩ ra các máy móc sản xuất khoa học hiện đại nhưng dễ sử dụng, giải phóng được sức lao động, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng xuất."


Thời gian tới, ngành KHCN Thái Bình sẽ tiếp tục thực hiện các đề án, tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND để thực hiện nhiệm vụ quan trọng theo nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, để KHCN thực hiện được nhiệm vụ là 1 trong 3 khâu đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ông Trịnh Quang Hiệp, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình:

“Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, tham mưu các chính sách thu hút doanh nghiệp, tham mưu thông qua đề án phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2050.”


Sản phẩm sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại

Bên cạnh đó, ngành Khoa học công nghệ Thái Bình đặt mục tiêu xây dựng được chính quyền quản lí thông minh, đô thị thông minh, sản xuất theo hướng hữu cơ có liên kết từ sản xuất tới người tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm OCOP gắn với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị tỉnh Thái Bình.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...