Khôi phục một bộ hoá thạch ma mút còn nguyên vẹn

Thứ 3, 04/08/2020 | 16:36:58
880 lượt xem

Các nhà khảo cổ đã tìm cách khôi phục một bộ xương hoá thạch của 1 con ma - mút tuổi “thiếu niên” hầu như còn nguyên vẹn tại Bắc Cực, Nga. Phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hình lại về cấu tạo của loài này.

Mới đây, các nhà kho học Nga đã tìm cách phục hồi 80% một bộ xương loài ma mút cổ đại từ cách đây 10 nghìn năm. Bộ xương này được bảo quản tốt hầu như là nguyên vẹn.


Ông Andrei Gusev – Nhà nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực: Bộ xương được tìm thấy gần như đầy đủ dưới lớp bùn lầy. Mặc dù không thể nhanh chóng lấy được hết bộ xương lên khỏi mặt đất, nhưng dựa trên kết quả thu thập được cũng đủ để xác định được tuổi của loài động vật cổ xưa này.


Một phần xương sọ, một số xương sườn vẫn còn nguyên các mô mềm dính trên xương. Bộ xương này đã được người dân địa phương tại vùng bán đảo Yamal, khu vực hẻo lánh của nước Nga phát hiện.



Bà Yevgeniya Khozyainova – Nhà khoa học thuộc bảo tàng địa phương: Bộ xương này rất giá trị bởi nó còn nguyên phần mô mềm trên xương. Việc kết hợp giữa xương và mô mềm trong nghiên cứu sẽ mang lại nhiều phát hiện đột phá về cấu tạo của loài động vật đặc biệt này.



Ông Dmitry Frolov – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực: Kết quả khảo sát cho thấy bộ xương này thuộc về một con ma mút có tuổi đời từ 15-25 tuổi. Như vậy đây không phải là một con ma mút con, nó thuộc dạng “thiếu niên” Tuổi đời của ma mút thường chỉ kéo dài 60 năm.



Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa khôi phục lại hoàn toàn được bộ ngà của hóa thạch này. Đây có thể là một công việc mất nhiều thời gian.


Ông Dmitry Frolov – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực: Bộ xương có lẽ đã được sắp xếp lại sau khi băng tan. Sau đó, bộ xương lại bị đóng băng trở lại và định hình ở dạng hóa thạch như khi chúng ta tìm thấy hiện tại. Chúng tôi suy luận dựa trên cách sắp xếp bất thường của bộ xương. Chúng tôi đã khôi phục được 80% bộ hóa thạch hoàn chỉnh. Phần còn lại thuộc về sắp xếp răng và ngà của loài ma mút này. 


Nhiều phát hiện tương tự các bộ hóa thạch đang được tìm thấy với mức độ thường xuyên hơn tại vùng Siberia rộng lớn của Nga. Nguyên nhân bởi biến đổi khí hậu khiến băng tan với tốc độ nhanh hơn tại Bắc Cực, làm lộ ra những khoảng không trước đó được bao phủ hoàn toàn.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...