Dấu hiệu xương không khỏe

Thứ 4, 01/03/2017 | 11:05:24
460 lượt xem

Theo các nhà khoa học Mỹ, các dấu hiệu sau cảnh báo sự suy yếu sức khỏe của xương cần có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt.

Móng tay giòn, gãy

Móng tay giòn, gãy là dấu hiệu bình thường dễ bị bỏ qua nhưng nếu thường xuyên thì không thể xem thường. Điều này có nghĩa là sức khỏe xương đang bị xuống cấp. Các nhà khoa học cho biết, khi nồng độ collagen (một loại protein tăng cường) trong móng tay giảm, móng sẽ mọc thẳng và giòn hóa. Điều này cho thấy cơ thể đang bị thiếu canxi, khoáng chất rất cần cho xương phát triển.

Giải pháp: Tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày như sữa, sữa chua, phô mai, cải xoăn, bông cải xanh, cá mòi. Ngoài ra, có thể uống bổ sung canxi cùng với vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất này tốt hơn.

Tụt lợi

Xương hàm thường hỗ trợ và cố định răng, nhưng do tuổi tác và các yếu tố khách quan khác tác động nên xương hàm cũng dễ bị suy yếu theo. Do tổn thất xương nên hàm yếu dần, phát sinh tụt lợi (nướu), tức lợi không còn bám chặt vào răng nữa và dẫn đến  nguy cơ suy yếu răng, gây rụng răng. Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Pittsburgh (Mỹ), phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương, tụt lợi và rụng răng cao hơn nam giới.

Giải pháp: Nên đi khám nha khoa nếu thuộc nhóm có nguy cơ bị loãng xương cao như tiền sử gia đình có người bị loãng xương, nghiện hút thuốc lá, sử dụng thuốc steroid lâu dài hoặc thiếu canxi.

Lực cầm nắm của tay giảm mạnh

Sức mạnh cầm nắm vật thể của bàn tay thể hiện sức khỏe của hệ thống xương cốt trong cơ thể, đặc biệt là mật độ canxi trong xương cánh tay, xương sống và hông. Nếu gặp khó khăn khi cầm nắm như khi kéo cửa hoặc mỗi khi đứng lên thì có nghĩa sức khỏe xương có vấn đề, đặc biệt hàm lượng canxi trong các xương chính như xương cánh tay, xương sống và hông giảm mạnh.

Giải pháp: Không bao giờ là quá muộn để nâng cao sức khỏe cơ bắp và sự cân bằng của cơ thể. Nếu trước đây chưa bao giờ nâng vật nặng thì hãy bắt tay vào luyện tập, tăng cường vận động thể chất, luyện tập thể thao, kể cả tập yoga hoặc dưỡng sinh đều có lợi chung, trong đó có sức khỏe xương.

Tim đập nhanh

Thông thường, nhịp tim khi nghỉ ngơi trung bình từ 60-100 nhịp/phút, nhưng một khi tăng lên 80 nhịp/phút thì nguy cơ gãy xương hông, xương chậu và xương sống bắt đầu tăng. Lý do, nhịp tim nhanh phản ánh tần suất vận động của cơ thể. Nhịp tim khi nghỉ ngơi cao thường gặp ở nhóm người ít vận động, ít hoạt động thể chất, nhất là nhóm người thừa cân, béo phì.

Giải pháp: Điều cần làm trước tiên là phải biết nhịp tim của bản thân khi nghỉ. Ví dụ, vào buổi sáng, khi đang nằm trên giường, hãy tự đo mạch đập ở trên cổ tay. Có thể đếm nhịp trong 15 giây, sau đó nhân với 4, hoặc đếm trong thời gian cả 1 phút. Nếu nhịp đập trên 80 thì nên xem lại lối sống, ăn uống và duy trì cuộc sống vận động. Mặc dù một môn thể thao cường độ lớn khiến tim đập nhanh hơn nhưng duy trì cuộc sống vận động, hợp với tuổi tác, tần suất thường xuyên và đều đặn sẽ giúp làm giảm nhịp tim, như đi bộ, chạy bộ, đánh bóng bàn, bóng chuyền hơi hay khiêu vũ...

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...