Lo ngại dịch cúm A(H7N9) vào Việt Nam

Thứ 5, 29/01/2015 | 08:54:37
834 lượt xem

Diễn biến tình hình dịch cúm khá phức tạp và khó tiên đoán. Chính vì vậy, khả năng lây nhiễm dịch cúm vào nước ta là hoàn toàn có thể, đặc biệt là cúm A(H7N9), nếu không kiểm soát tốt gia cầm nhập lậu qua biên giới và tình trạng lây lan dịch bệnh từ gia cầm trong nước.

(Ảnh minh họa: Smh.co.)

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh như trên trong cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống đại dịch cúm vừa được tổ chức chiều nay (28-1), tại Hà Nội.

Hiện, dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc vẫn chưa được khống chế và có nguy cơ bùng phát. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), riêng trong ba tuần đầu tháng 1 năm 2015 tại Trung Quốc đã ghi nhận 16 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có ba trường hợp tử vong. Số người mắc cúm A(H7N9) từ năm 2013 đến ngày 24-1 là 486 trường hợp, trong đó 185 trường hợp tử vong. Đặc biệt lo ngại khi số mắc có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía nam của Trung Quốc, gần biên giới với Việt Nam. WHO cũng nhận định, năm 2015 có nhiều nguy cơ ghi nhận thêm các trường hợp mắc cúm A(H7N9), cúm A(H5N1) mới trên người.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm A(H7N9) từ Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã ban hành và chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh cúm A(H7N9) theo 04 tình huống dịch bệnh, bảo đảm việc đáp ứng phòng chống dịch một cách hiệu quả. Ngoài ra, đẩy mạnh phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố kích hoạt khởi động toàn hệ thống vào cuộc để triển khai công tác phòng chống dịch tới các địa phương.

Cùng với đó, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, kiện toàn Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh và phối hợp với USCDC hoàn thiện Văn phòng đáp ứng các tình huống khẩn cấp (EOC). Tăng cường giám sát các trường hợp nghi mắc cúm A(H7N9) từ các quốc gia đang có dịch; giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, triển khai xử lý ổ dịch triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc việc điều trị giảm tử vong, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hiện nay Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) ở trên người và trên gia cầm. Virus cúm A(H7N9) lưu hành ở các đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên rất khó trong việc phát hiện nguồn bệnh và kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm.

L.H.N
Nhandan.com.vn


  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...