Phát hiện tiểu hành tinh khổng lồ có nguy cơ va chạm Trái đất

Thứ 5, 06/11/2014 | 10:35:49
910 lượt xem

Kính thiên văn của trường Đại học Moscow (Nga) vừa phát hiện ra một tiểu hành tinh có khả năng va chạm vào trái đất trong tương lai. Nếu vụ va chạm này xảy ra sẽ tạo nên vụ nổ mạnh hơn 1.000 lần so với vụ nổ thiên thạch xảy ra ở Chelyabinsk hồi năm 2013.

Một kính thiên văn tự động được đặt ở dãy núi Caucasus, gần thành phố Kislovodsk của Nga đã lần đầu tiên phát hiện ra tiểu hành tinh này và được các nhà khoa học đặt tên là 2014 UR116.
Tiểu hành tinh này có đường kính ước tính 370m, lớn hơn so với kích thước của tiểu hành tinh Apophis, là tiểu hành tinh có quỹ đạo bay gần với quỹ đạo của Trái đất, được phát hiện vào tháng 6 vừa qua và theo dự đoán của các nhà khoa học thì đây là thiên thể có khả năng cao nhất va chạm với Trái đất trong thời gian tới.
Nếu va chạm với Trái đất, 2014 UR116 sẽ gây nên một thảm họa (Ảnh minh họa)
Nếu va chạm với Trái đất, 2014 UR116 sẽ gây nên một thảm họa (Ảnh minh họa)
Tiểu hành tinh 2014 UR116 mới được phát hiện nếu va chạm với trái đất sẽ tạo nên một thảm họa vì năng lượng tạo ra từ vụ nổ thiên thạch này sẽ gấp 1.000 lần so với vụ nổ thiên thạch ở Chelyabinksk hồi năm 2013.
Trước đó vụ nổ thiên thạch ở thành phố Chelyabinsk của Nga hồi tháng 2/2013 tương đương với vụ nổ của 300 đến 500 kiloton (1.000 tấn) chất nổ TNT. Tuy nhiên đường kích của thiên thạch tại vụ nổ này chỉ 17m, nhỏ hơn nhiều so với kích thước của tiểu hành tinh 2014 UR116 vừa được phát hiện. Bên cạnh đó, vụ nổ thiên thạch ở Chelyabinsk xảy ra ở độc cao hơn 20km so với mặt nước biển.

Sau khi các nhà thiên văn Nga phát hiện thấy tiểu hành tinh này, họ đã chuyển các dữ liệu liên quan đến Trung tâm Nghiên cứu tiểu hành tinh (thuộc Viện nghiên cứu Smithsonian, Mỹ), một tổ chức chuyên thu thập các dữ liệu quan sát các tiểu hành tinh và sao chổi để tính toán quỹ đạo và công bố thông tin của chúng. Điều này giúp các đài thiên văn trên toàn thế giới có thể quan sát kỹ lưỡng hơn tiểu hành tinh 2014 UR116 để tính toán quỹ đạo bay của nó được chính xác hơn.
Theo các nhà khoa học quỹ đạo bay của 2014 UR116 có thể sẽ dao động và thay đổi vì nó bay gần sao Hỏa và sao Kim nên lực hâp dẫn của các hành tinh này cũng sẽ ảnh hưởng đến quỹ đạo bay của 2014 UR116.
Tại thời điểm hiện tại, phần gần nhất của quỹ đạo 2014 UR116 nằm cách Trái đất 4,5 triệu km nhưng điều này có thể thay đổi, do vậy các nhà khoa học vẫn đang luôn để mắt đến đường đi của tiểu hành tinh này. Tuy nhiên, theo dự đoán của các nhà khoa học thì tiểu hành tinh này sẽ không ra mối đe dọa nào cho Trái đất ít nhất là trong 6 năm tới.
Chiếc kính thiên văn tự động đã phát hiện tiểu hành tinh 2014 UR116 có tên gọi MASTER, thuộc quyền sở hữu của Trường Đại học Moscow và được tạo ra bởi sự hợp tác giữa các trường Đại học tại Nga cùng với sự giúp đỡ từ trường Đại học San Juan, Argentina.
Kính thiên văn MASTER đã từng phát hiện 2 tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng nguy cơ va chạm với Trái đất khác là 2013 SW24 và 2013 UG1, tuy nhiên 2 tiểu hành tinh này nhỏ hơn nhiều so với 2014 UR116 mới được phát hiện.


  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...