Biện pháp chăm sóc lúa xuân đến cuối vụ

Thứ 4, 30/03/2016 | 09:35:19
1,365 lượt xem

Thời tiết vụ xuân năm nay diễn biến phức tạp: Ít mưa xuân, nắng ít, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn đã làm lúa xuân đặc biệt là lúa gieo thẳng sinh trưởng, phát triển chậm. Vì vậy từ nay đến cuối vụ bà con cần chủ động chăm sóc lúa xuân như sau:

Đến thời điểm này, bà con khẩn trương tiến hành bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và sớm

1. Tỉa dặm

Bà con khẩn trưởng tỉa dặm, đặc biệt là lúa gieo thẳng để ổn định mật độ, hạn chế ảnh hưởng tới bộ rễ.

2. Chế độ nước tưới:

Điều chỉnh mực nước trong ruộng hợp lý cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa:

- Giai đoạn đẻ nhánh: Luôn giữ nước 2-3 cm để cây lúa phát triển thuận lợi, đẻ nhánh tập trung.

- Giai đoạn làm đòng: Khi lúa đẻ nhánh kín đất rút cạn nước, phơi ruộng từ 5- 7 ngày sau đó đưa nước vào lại, giúp bộ rễ ăn sâu tăng khả năng chống đổ cho cây, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu và sâu bệnh hại. 

- Giai đoạn trỗ bông không được để thiếu nước, nên giữ mực nước 5-7 cm vì nếu thiếu nước lúa sẽ bị nghẹn đòng, trỗ bông không đều, hạt lép.

- Giai đoạn từ trỗ đến chắc xanh cần giữ đủ ẩm để lúa đủ sức nuôi hạt và chống đổ. Nếu gặp nắng nóng bà con cần chống nóng bằng biện pháp đưa nước vào và giữ mực nước từ 15-20 cm.

- Giai đoạn từ chắc xanh đến khi thu hoạch giữ lấm mặt ruộng cho lúa chín đều, chắc gốc, chống đổ tốt. Trước thu hoạch 10 ngày rút cạn nước giúp thu hoạch thuận lợi.

3. Bón phân:

- Đến thời điểm này, bà con khẩn trương tiến hành bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và sớm.

- Những chân ruộng chua phèn, đất xấu bị nghẹt rễ hoặc lá vàng bà con cần bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân Azotobacterin theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trường hợp ruộng chua, nhiều rong rêu cần bón thêm vôi với lượng 10-15 kg/sào.

 - Khi lúa đẻ nhánh kín đất bón 3-5 kg Kaly/sào giúp lúa làm đòng, trỗ bông nhanh, tập trung. Kết thúc bón Kaly chậm nhất vào ngày 15/4.

 - Tùy điều kiện thời tiết và sinh trưởng của cây lúa nếu có biểu hiện đói ăn: cây còi cọc, lá vàng bà con bón bổ sung từ 3 - 4 kg NPK (16-5-17) chuyên thúc lúa, (Hoặc bón 1 - 2 kg đạm urê + 2 - 2,5 kg Kaly/sào) ngay trước khi lúa trỗ.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

 

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...