Kỹ thuật cải tạo ao, hồ và cách chọn và thả giống

Thứ 3, 22/03/2016 | 10:49:59
899 lượt xem

Đến nay, mùa vụ nuôi trồng thủy sản cũng đã bắt đầu để tạo điều kiện cho bà con trong quá trình nuôi trồng thủy sản đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, Thaibinhtv.vn xin giới thiệu một số những nét cơ bản về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Cải tạo ao đầm chuẩn bị mùa nuôi thả mới.

Trong thực tế, không ít những hộ gia đình, trang trại, gia trại thực hiện quy trình nuôi ghép các đối tượng trong cùng một ao, hình thức này có rất nhiều ưu điểm tận dụng được thức ăn tự nhiên trong các tầng nước, nâng cao được năng suất trong một đơn vị diện tích và hạn chế được ô nhiễm môi trường. Trong quá trình nuôi thả, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện phương pháp đánh tỉa, thả bù (có nghĩa thu những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm và đồng thời thả thêm giống vào nuôi tiếp). Do thực hiện hình thức nuôi này cho nên rất nhiều hộ gia đình sau 2- 3 năm không tiến hành cải tạo ao đầm nuôi do đó trong quá trình nuôi sẽ tích lũy các hợp chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác chết động, thực vật làm cho đáy ao dày lên và mực nước trong ao giảm đi. Khi thời tiết nắng, nhiệt độ tăng cao thì hàng loạt các phản ứng hóa học sẽ xảy ra do quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo ra hàng loạt các khí độc như: CH4, H2S, NH3. Các khí độc này sẽ tan khi nhiệt độ (T0) càng cao thì sự hòa tan càng nhiều, ngoài ra, dưới đáy ao còn là nơi trú ngụ của một số tác nhân gây bệnh như: Vi trùng, ký sinh trùng, nấm; trong điều kiện môi trường như vậy cá rất dễ bị ngộ độc và thường xuyên nổi đầu dẫn đến chết hàng loạt.

Để khắc phục các tác hại nguy hiểm trên, người nuôi trổng phải thực hiện nghiêm túc quy trình cải tạo ao đầm nuôi.

* Quy trình cải tạo ao gồm 5 bước:

- Tiến hành tát cạn nước bắt sạch cá, thu dọn cỏ rác, phát quang bờ bụi, tu sửa bờ ao, lấp các hang hốc xung quanh ao.

- Tiến hành lạo bớt lớp bùn đáy, đây là vấn đề mà bà con đặc biệt chú ý không để lượng bùn quá dày sẽ ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi .

- Tận diệt địch hại bằng cách bón vôi với lượng vôi bón: 10 – 15 kg/100m2 đáy ao, với những ao chua thì bón tăng gấp đôi.

- Phơi đáy ao: Tùy thuộc vào thời tiết có thể phơi ao từ 3-5 ngày

- Cấp nước vào ao nuôi: Yêu cầu của nguồn nước là phải sạch. Sạch có nghĩa là nước không bị nhiễm độc tố và không bị ôi nhiễm.

Trước khi cấp nước bà con phải dung lưới chắn không cho địch hại vào ao nuôi.

* Cách chọn và thả giống

Về  chọn giống: gồm 2 tiêu chí

- Chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên đến những cơ sở có uy tín nhiều năm để mua giống tránh mua nhầm phải những con giống kém chất lượng, và bị nhiễm bệnh.

- Cách chọn con giống phải khỏe

+ Con giống cùng loài cùng độ tuổi phải có kích cỡ tương đối đồng đều và có màu sắc đặc trưng cho loài đó, ví dụ : Cá trắm cỏ lưng có màu xanh nõn chuối bụng có màu trắng bạc.

+ Tại địa cơ sở bán giống, cá phải được nhốt trong bể hoặc hoặc bình chứa, cá khỏe sẽ lặn theo đàn và dóng theo một hướng nhất định, còn nếu cá không lặn theo đàn và dóng theo một hướng nhất định thì có thể cá bị thiếu oxy  hoặc cá bị bệnh.

+ Cá khỏe là cá không bị mất nhớt, không bị dị hình…

Về thả giống: Khi mua cá giống về thì thả bao cá xuống ao ngâm để cho cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bao và ngoài ao sau đó tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn với nồng độ 1 -3%. Sau đó, mở bao cho cá tự bơi ra .

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...