Liên quan đến đề xuất đưa “quyền được chết êm ái” vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi), nhiều chuyên gia cho rằng nếu thừa nhận thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề không lường trước được.
Đề xuất đưa "quyền được chết êm ái" vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của Bộ Y tế gây nhiều tranh cãi - Ảnh minh họa: Ngọc Thắng |
TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM, phân tích, pháp luật VN đã quy định không ai được phép tước đoạt quyền được sống của con người, trừ bản án có hiệu lực pháp luật của tòa, nay lại quy định thêm như vậy thì vi hiến.
|
"Quyền được chết" trên thế giới
Cũng như ở Việt Nam, vấn đề về "quyền được chết" vẫn còn gây nhiều tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới - Ảnh: Reuters |
Hiện chỉ một số rất ít quốc gia trên thế giới cho phép chết êm ái, bao gồm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Theo luật pháp của những nước này, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế được phép cố ý chấm dứt cuộc sống của một người, phổ biến nhất là bằng cách tiêm thuốc ngủ, sau đó là thuốc làm ngưng tim hoặc ngưng thở, dẫn đến tử vong.
Hà Lan, Bỉ và Luxembourg là những nước cho phép "chết êm ái" - Ảnh: AFP |
Ở Mỹ, từng bang có điều luật riêng. Oregon là bang đầu tiên áp dụng điều luật mang tên Luật chết êm ái vào năm 1997, theo báo USA Today. Sau đó 4 bang khác đã thông qua những điều luật tương tự, cho phép những bệnh nhân giai đoạn cuối đã trên 18 tuổi, đủ năng lực trí tuệ và có chứng nhận của bác sĩ là dự kiến chỉ còn sống tối đa 6 tháng được hỗ trợ về mặt y tế để chết, cụ thể là được dùng thuốc dẫn đến tử vong.
Ở đâu quyền được chết “tự do” nhất? Thật khó để so sánh nhưng Hà Lan thậm chí đã cho phép “dịch vụ chết êm ái cơ động”. Một đội y tế, bao gồm một bác sĩ, một y tá với tất cả các thiết bị chuyên dụng cần thiết để giúp “chết êm ái” sẽ đến tận chỗ của “khách hàng” để cung cấp dịch vụ cho họ. Những người ủng hộ vỗ tay vang dội, cho rằng điều này sẽ giúp những người đủ quyền được chết nhưng bác sĩ của họ không chịu giúp họ chết được tiếp cận với quyền lợi theo luật định. Những người chống đối cho rằng điều này đi quá xa, gọi đội ngũ kể trên là “biệt đội tử thần”, cho rằng “biệt đội” này sẽ không thể hiểu rõ tình trạng của từng bệnh nhân như bác sĩ điều trị được, từ đó dẫn đến quyết định sai lầm. |
Phan Thương - Kiều Oanh
Thanhnien.com.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...