Bệnh rối nhiễu tâm trí đang tiềm ẩn nhiều tại Thái Bình

Thứ 7, 13/12/2014 | 17:00:01
1,293 lượt xem

Toàn tỉnh Thái Bình có trên 7.000 bệnh nhân bị bệnh tâm thần được quản lý, trong đó điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần thường xuyên có từ 150 -200 bệnh nhân, ngoại trú 7.000 bệnh nhân. Trong thực tế, số bệnh nhân bị rỗi nhiễu tâm trí chưa được phát hiện còn cao hơn rất nhiều.

* Các biểu hiện của bệnh rối nhiễu tâm trí

Anh Nguyễn Đức Trưởng - Bệnh nhân mắc chứng bệnh rối nhiễu tâm trí điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình

Anh Nguyễn Đức Trưởng, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là sinh viên Đại học thường hay thức khuya, dậy sớm, vừa phải học, vừa phải đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống nên anh đã rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm trí kéo dài 2 năm nay. Mẹ của anh là bà Nguyễn Thị Lơ nghẹn ngào: “ Gia đình tôi có hai cháu học Đại học. Nghĩ cảnh gia đình khó khăn, cháu vừa học, vừa làm. Nhiều lần thấy cháu có biểu hiện mê man nên gia đình đưa đi khám và nghe bác sỹ cho biết cháu bị mắc bệnh rối nhiễu tâm trí”.

Còn với anh Trần Hồng Vinh, Thị trấn Vũ Thư, tỉnh Thái Bình bị chấn thương sọ não trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Mặc dù đã được điều trị  nhưng di chứng để lại, thỉnh thoảng anh lại lên cơn động kinh. Được điều trị theo đúng phác đồ, những cơn động kinh của anh đã giảm nhiều.

Trong khi đó, với ông Đỗ Xuân Thấu, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư nguyên nhân khiến ông bị rối nhiễu tâm trí kéo dài suốt mấy chục năm qua là do di chứng của chiến tranh.  Mất ngủ kéo dài khiến nhiều lúc ông hay nóng giận, đôi khi không kiềm chế được bản thân. Ông thấu cho biết: “Tôi không ngủ được, chóng mặt, đau đầu. Bị suốt từ năm 1965 - 1976 tái phát và kéo dài đến nay.”

 * Phương thức điều trị

Bác sỹ chuyên khoa I, Nguyễn Văn Ngọc - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thái Bình đã chữa trị bệnh rối nhiễu tâm trí nhiều năm cho biết:Phòng bệnh trên cơ sở các nguyên nhân. Muốn phòng bệnh hiệu quả phải tạo được môi trường sống hoà thuận trong gia đình, nhà trường, xã hội.”

Tổ chức y tế thế giới WHO đã chỉ ra rằng: Có đến 80% bệnh nhân tâm thần không nhận được chăm sóc y tế phù hợp. Vì vậy, khi bệnh quá trầm trọng, gia đình mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Do đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Bệnh rối nhiễu tâm trí  được cho là gây ra bởi một loạt các yếu tố di truyền và môi trường, yếu tố sinh học. Ngoài những đặc điểm di truyền, các tác động bên ngoài đôi khi có thể được liên kết với bệnh tâm thần, ví dụ sau chấn thương não hoặc tiếp xúc với virus hoặc các chất độc trong khi bào thai còn trong bụng mẹ.


Chăm sóc bệnh nhận rối nhiễu tâm trí tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình

Những tình huống đầy thử thách trong cuộc sống, chẳng hạn như sự mất đi một người thân, vấn đề tài chính căng thẳng cao, sự đỗ vỡ niềm tin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh tâm thần. Bác sỹ chuyên khoa I, Nguyễn Văn Ngọc - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thái Bình đã chữa trị bệnh rối nhiễu tâm trí nhiều năm cho biết: “Phòng bệnh trên cơ sở các nguyên nhân. Muốn phòng bệnh hiệu quả phải tạo được môi trường sống hoà thuận trong gia đình, nhà trường, xã hội.”

Cũng theo bác sỹ Ngọc, công tác  điều trị bệnh tâm thần hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác điều trị của bệnh viện đã được quan tâm đầu tư, nhưng người nhà bệnh nhân chưa thực sự quan tâm, đưa con em đến khám và điều trị kịp thời. Không ít gia đình vẫn chạy chữa theo hình thức tâm linh nên bệnh nhân khi đến với bệnh viện thường ở giai đoạn cuối của bệnh rối nhiễu tâm trí. Công tác điều trị tốn kém mà hiệu quả lại không cao. Ngoài ra, một số qui định trong chính sách khám bệnh bằng bảo hiểm y tế cũng chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.

Đã đến lúc các chư­ơng trình giáo dục sức khỏe phải tiến hành bắt buộc đối với chăm sóc sức khỏe tâm trí. Cân bằng trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc, coi trọng và quan tâm thích đáng đến đời sống tinh thần của gia đình, tránh để bất kỳ một thành viên nào rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài và tránh gây stress đối với ngư­ời xung quanh. Trau dồi kiến thức về phòng chống rối nhiễu tâm trí, sử dụng test sàng lọc phát hiện sớm và chủ động tìm đến các cơ sở chuyên môn để tư­ vấn xác định phư­ơng án điều trị sớm là những việc cần làm ở mỗi cá nhân và bậc làm cha mẹ trong chăm sóc sức khỏe hiện nay.

 Rối nhiễu tâm trí không chừa lứa tuổi nào.

Rối nhiễu tâm trí xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng th­ường không đ­ược phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ mang thai hay trong thời gian sau sinh đẻ. Các em nhỏ sống trong gia đình bố mẹ hay mâu thuẫn, ly thân, ly hôn, không nhận được sự quan tâm chu đáo từ bố mẹ dễ rơi vào tình trạng rỗi nhiễu tâm trí hơn các trẻ sống trong môi trường gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Tiếp xúc với nhiều cháu mắc bệnh rối nhiễu tâm lý, Y tá Trần Thị Thanh Thủy – Bệnh viện Tâm thần Thái Bình cho biết: “ Biểu hiện các cháu ở lớp ít tập trung, cô giáo nói không nghe, ăn ngủ thất thường, tăng hoặc giảm vận động quá, ở nhà gia đình không biết…”.

Bác sỹ chuyên khoa I, Ngô Văn Cần- Bệnh viện Tâm thần Thái Bình cho biết thêm về các bệnh nhân rối  nhiễu tâm lý : “Khoa chúng tôi là những bệnh nhân xã hội rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém. Bệnh nhân có sự sa sút về thể xác và tinh thần, khả  năng phục hồi kém nên bác sỹ điều trị phải kiên nhẫn, có tình thương với bệnh nhân.”

 

Phạm Hương

 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...