Trước đây, khi nhắc đến xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là nhiều người biết đến làng nghề làm chiếu cói nổi tiếng. Những năm gần đây, do công nghiệp hóa, người dân đã không còn mặn mà với việc dệt chiếu cói thủ công nữa. Thế nhưng, ngay tại địa phương có một người vẫn miệt mài duy trì nghề chiếu cói truyền thống, đó là ông Phạm Sỹ Long -Chủ doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long.
Ông Phạm Sỹ Long bên chiếc máy xe đay.
Nhắc đến doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long, bất cứ người dân nào trong xã Đông Giang cũng biết đến. Bởi đây là doanh nghiệp chiếu cói có hoạt động kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho người dân địa phương và đặc biệt là giữ lại phần nào thương hiệu chiếu cói Đông Giang nổi tiếng một thời.
Ông Đỗ Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã Đông Giang, huyện Đông Hưng nhớ lại: “Trước đây, địa phương chúng tôi từng có thời gian rất dài vừa trồng cói vừa dệt chiếu. Chiếu cói được người dân phơi đầy đường, nhà nhà làm chiếu, người người làm chiếu, còn bây giờ chỉ còn doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long là duy trì nghề làm chiếu”.
Nghề dệt chiếu trước đây được xem như là nghề chính của người dân xã Đông Giang, mang lại thu nhập ổn định. Vài năm trở lại đây, khi kinh tế phát triển, các loại chiếu công nghiệp như chiếu tre, chiếu trúc, chiếu nhựa... đủ chủng loại lưu hành rộng rãi trên thị trường, chiếu cói ít nhiều đã mất đi vị thế. Vì buôn bán nhỏ lẻ, đầu ra có phần khó khăn, thu nhập bấp bênh, người dân Đông Giang đã không còn mặn mà với nghề dệt chiếu. Thanh niên Đông Giang, người đi làm ăn xa, người làm công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh, người trung niên thì quay lại với cây lúa.
Sản xuất tại doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long.
Trước thực tế này, với suy nghĩ không để làng nghề chiếu cói trở thành dĩ vãng, ông Phạm Sỹ Long - Chủ doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long (xã Đông Giang, huyện Đông Hưng) quyết tâm giữ lại phần nào thương hiệu của chiếu cói Đông Giang. Ông Long đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua máy móc sản xuất chiếu như máy xe đay, máy dệt chiếu, máy khâu viền chiếu... Ông Long tâm sự : “ Tôi có một suy nghĩ là làm sao giữ được làng nghề, bởi vì, làng nghề rất là đặc biệt, đó là phải đầu tư rất nhiều tỷ đồng mới có thể hình thành được. Nhưng giữ làng nghề phải có nhiều người cùng làm, vậy nên, giữ được làng nghề quả là vấn đề rất khó”.
Tìm được mấu chốt vấn đề, ông Long đã động viên những người trong làng chuyên dệt chiếu và gắn bó với nghề chiếu, doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long sẽ đứng ra thu mua sản phẩm của họ. Chính vì thế, một số gia đình ở xã Đông Giang cũng đã quay lại với nghề dệt chiếu. Tuy thu nhập không cao nhưng đây được xem là nghề phụ ổn định trong những ngày nông nhàn.
Tại xưởng chính của doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long có 40 công nhân đang làm việc với thu nhập bình quân từ 3,5 -5 triệu đồng/tháng, những người lớn tuổi không biết dệt chiếu và may chiếu được thì được bố trí cắt những phần thừa của chiếu với thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng. Chị Đặng Thị Lộc (ở thôn Nam Tiến, xã Đông Giang, huyện Đông Hưng) cho biết: “Trước đây, tôi làm may ở nhà, thu nhập bấp bênh, sang đây thì công việc cũng ổn định. Khách hàng tìm đến nhiều, tôi thấy công ty làm ăn được”.
May chiếu tại doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long.
Với doanh thu từ 10 – 12 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long được coi là một trong những doanh nghiệp làm kinh tế ổn định nhất ở xã Đông Giang, huyện Đông Hưng. Điều này cho thấy, chiếu cói không hẳn đã hoàn toàn lép vế trước chiếu công nghiệp. Ông Phạm Sỹ Long - Chủ doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long chính là người góp phần giữ lại bản sắc của làng nghề truyền thống.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...