Cần biết - Đây là kết luận của Cục An toàn thực phẩm sau khi kiểm tra 18 mẫu kẹo mềm sản xuất trong nước và nhập khẩu tại các chợ, siêu thị, cửa hàng ở Hà Nội và TP.HCM.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngày 2/8, một số báo đưa tin các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã phát hiện sản phẩm kẹo sữa chua và kẹo bán thành phẩm của một cơ sở sản xuất tại tỉnh Quảng Đông có chứa hóa chất melamine.
Ngay sau khi có thông tin, để chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm kẹo sữa mềm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Y tế công cộng TP.HCM điều tra, lấy mẫu kẹo sữa mềm trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM để kiểm nghiệm chỉ tiêu melamine.
Các cơ quan chức năng đã lấy tổng số 18 mẫu kẹo sữa mềm, trong đó có 8 mẫu sản xuất trong nước và 10 mẫu có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bán bánh kẹo trên thị trường Hà Nội và TP.HCM để tiến hành kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: 17/18 mẫu không phát hiện melamine trong sản phẩm, 1 mẫu phát hiện hàm lượng melamine là 0.093mg/kg (thấp hơn mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm là 2,5mg/kg theo Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT ngày 11/12/2008 của Bộ Y tế). Như vậy, hiện tại chưa phát hiện nguy cơ về melamine trong sản phẩm kẹo sữa mềm trên thị trường. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng cập nhật thông tin và cảnh báo sớm các mối nguy về an toàn thực phẩm cho cộng đồng.
Melamine là một chất hữu cơ, màu trắng pha lê và khó hòa tan trong nước. Vì giàu nitrogen, nên melamine được sử dụng làm chất dập lửa. Melamine thường kết hợp với chất formaldehyde để sử dụng trong quy trình sản xuất nhựa, chất keo, giấy, vải, và một số sản phẩm phục vụ cho việc tẩy rửa.
Do hầu hết các cuộc kiểm tra protein hiện nay vẫn căn cứ vào hàm lượng nitrogen, mà melamine có mức độ nitrogen cao, chiếm 66% khối lượng, nên nhiều nhà sản xuất thiếu lương tâm lợi dụng điều này để cho vào sữa nhằm đánh lừa máy móc khi kiểm định chất lượng độ đạm của sữa.,Khi thêm melamine vào sữa, chỉ số xét nghiệm sẽ cho thấy hàm lượng nitrogen rất cao, gây hiểu lầm là lượng protein cao, nhưng đó chỉ là đạm giả, vì nitrogen trong melamine không có giá trị dinh dưỡng.
Nhiều bậc cha mẹ đã vô tình mua phải các sản phẩm sữa có hàm lượng melamine cao vẫn tưởng rằng đang cho con mình dùng sữa có hàm lượng đạm cao, mà không biết mình đang cho con mình uống “thuốc độc”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, nếu ăn, uống thực phẩm có lẫn melamine sẽ dẫn tới tổn thương khả năng sinh sản, gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, dẫn tới ung thư bàng quang.
Nguồn: Cục An toàn thực phẩm
Theo: Tuoitre.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...