Trước nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượi bia, chiều 23/7 đại diện Bộ Y tế đã chính thức đưa ra lý giải đề xuất cấm bán rượu bia sau 22 giờ đủ cơ sở thực tiễn, pháp lý.
Không thể có chuyện cấm bán sau 22 giờ thì người dân mua trước giờ cấm, hay chuyện cấm bán chỗ này thì ra chỗ khác uống. Bởi sẽ có chế tài để thực hiện quy định này. Hơn nữa, điểm cấm này không phải là những điểm bán lưu động, nên không có huyện cấm ở nơi này họ lại di chuyển đến địa điểm khác để bán.
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (ngoài cùng bên phải) trả lời chất vấn của báo chí về dự thảo Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia. Ảnh: T.A
Hoàn toàn có căn cứ!
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, đây là một trong các phương án trong giai đoạn dự thảo đầu tiên, đang trong quá trình lấy ý kiến của tổ biên tập và một số chuyên gia. Đây là dự án luật không riêng của Bộ Y tế mà có sự tham gia của tất cả cơ quan có liên quan. Trước khi đưa ra đề xuất cấm bán rượu bia sau 22 giờ hàng ngày đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số địa điểm, ban soạn thảo đã tìm hiểu kỹ về cơ sở pháp lý.
Cở sở để đưa ra đề xuất quy định này là do tỉ lệ sử dụng rượu, bia ở nước ta đã ở mức báo động và đang gia tăng rất nhanh. Theo điều tra gần đây, tỉ lệ sử dụng rượu/ bia ở nước ta bình quân là 6,6 lít rượu nguyên chất/ người trưởng thành. Mức độ nguy cơ sử dụng rượu bia trong giới trẻ tăng cao. Đáng nói, việc lạm dụng rượu bia còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bạo lực gia đình, giao thông, kinh tế xã hội. Như với tai nạn giao thông, có 70% vụ tai nạn có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm tuổi từ 15 - 29 chiếm 59% số ca tai nạn khi lái xe.
Lạm dụng rượu bia gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cho an ninh trật tự xã hội.
“Ngoài ra, các cơ sở khác cho thấy việc uống rượu bia sau 22h ảnh hưởng an ninh trật tự xã hội, phạm tội, gây thương tích. Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân của 70% số ca bạo lực gia đình. Một nghiên cứu khác cho thấy tai nạn giao thông thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 đến 24 giờ”, bà Trang dẫn chứng.
Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng dẫn chứng, hiện theo báo cáo của Tổ chức Y tê thế giới có 168 quốc gia có quy định về thời gian gian cấm bán rượu bia trong ngày. Nhiều quốc gia thống nhất từ 22 giờ đến 6 giờ sáng (hoặc 8 giờ sáng) ngày hôm sau. Ngay tại ASEAN cũng có Thái Lan quy định chỉ được bán rượu bia từ 17 – 21h. Thời gian cấm bán rượu bia của họ dài hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, đây chỉ là 1 trong 3 phương án để hạn chế mức độ sử dụng và tác hại của rượu bia mà Bộ Y tế đưa ra để lấy ý kiến chứ chưa phải phương án cuối cùng. Phương án 2 giờ cấm bán rượu bia tại địa phương sẽ do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định việc cấm bán rượu, bia tại một số địa điểm trong khoảng thời gian phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và yêu cầu phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Phương án 3 chưa quy định thời gian cấm bán rượu, bia trong dự thảo luật.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phương án cấm bán rượu bia sau 22giờ đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số địa điểm quy định là phương án tối ưu, có tác dụng mạnh nhằm giảm tình trạng lạm dụng rượu bia. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi thách thức, nỗ lực cao trong thực hiện”, bà Trang nói.
Luật chỉ nằm trên giấy?!
Nhiều ý kiến nghi ngại cho rằng, quy định cấm bán bia, rượu sau 22 giờ lại đi vào lối mòn giống như quy định cấm và xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng, bà Trang cho rằng cũng giống như thuốc lá, với những thói quen, hành vi xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một xã hội, dân tộc việc thay đổi không phải là dễ, ngày một ngày hai. Vì thế, luật phòng chống tác hại lạm dụng rượi bia khi đưa vào thực tế chắc chắn cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cao, sự tuyên truyền, nhận thức, tổ chức thực hiện, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm đến việc tuyên truyền để người dân hiểu, tạo điều kiện để người dân chấp nhận, thay đổi hành vi.
Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định, như với Luật phòng chống tác hại thuốc lá, nhiều ý kiến cho rằng luật đi vào cuộc sống chậm, nhưng với thói quen hút thuốc tràn lan của người dân Việt Nam trước đó, thì hiện nay rõ ràng luật đã có tác động. Nhiều người dân cũng bắt đầu thay đổi hành vi, sử dụng thuốc lá đúng lúc, đúng chỗ hơn.
Theo bà Trang, để thực hiện cấm bán rượu bia sau 22 giờ, trước tiên cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, kiên trì phổ biến để từ từ thay đổi nhận thức của người dân, từ thay đổi nhận thức sẽ thay đổi hành vi người bán, người mua. Sau đó mới đến khâu tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm.
“Quy định sẽ thực hiện cấm bán rượu bia sau 22 giờ ở một số địa điểm nhất định. Khi đã tuyên truyền mà vẫn vi phạm thì xử phạt thật nghiêm. Nếu nói không có lực lượng để giám sát, xử phạt cũng không đúng hoàn toàn, bởi nếu chúng ta xử lý nghiêm, khi có một cơ sở vi phạm chúng ta phạt nặng, rút giấy phép, đưa thông tin lên phương tiện truyền thông, cơ sở khác sẽ có ý thức thực hiện nghiêm ngặt”, bà Trang nhấn mạnh.
Với những lo ngại rằng quy định này có thể ảnh hưởng đến hoạt động du lịch thì đại diện Bộ Y tế khẳng định, đến nay trên thế giới chưa có quốc gia nào thực thi quy định này mà ảnh hưởng đến du lịch. “Thực tế tại Thái Lan, Singapore đã cấm bán rượu bia từ 14- 17 giờ và 24 đến 11 giờ dù đây là những quốc gia du lịch nổi tiếng ở châu Á. Các quốc gia này chỉ quy định một số điểm được phép bán rượu bia sau 22 giờ”, bà Trang cho biết.
Theo dự thảo này cũng cấm bán rượi bia cho người dưới 18 tuổi. Bà Trang cho biết, ở hầu hết quốc gia có hệ thống pháp luật quy định kiểm soat về phòng chống rượu bia đều có quy định này. Bởi trẻ dưới 18 tuổi là đối tượng nhạy cảm với tác hại cả rượu bia nên nhiều quốc gia đều cấm bán cho nhóm đối tượng này. Tại Việt Nam quy định này không phải mới trong luật bởi luật bảo vệ trẻ em cũng đã quy định, ban soạn thảo chỉ kế thừa từ quy định hiện hành.
“Chúng tôi cũng nhận định quy định sẽ khó triển khai thực tiễn bởi với lứa tuổi nhỏ hẳn việc cấm bán dễ hơn do người bán hàng nhận biết được. Còn với lứa tuổi trưởng thành dù dưới 18 tuổi cũng rất khó nhận biết, đòi hỏi người bán hàng có kỹ năng, cũng như trách nhiệm của người bán hàng. Nhưng chúng tôi sẽ chú trọng việc nâng cao tuyên truyền để cha mẹ ý thức không nên để trẻ đi mua rượu bia. Việc tiếp xúc sớm rượu bia ảnh hưởng đến khả năng sử dụng rượu bia sau này của trẻ”, bà Trang nói.
Theo dự thảo luật, ttất cả những người từ 60 tuổi trở lên uống 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu/ngày, hơn ½ đơn vị rượu/giờ; người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ hoặc sử dụng rượu bia trong những trường hợp luật pháp nghiêm cấm đều được coi là lạm dụng rượu bia. Trong đó, 1 đơn vị rượu là khoảng 2/3 chai bia 500ml hoặc 1 lon bia 330ml, 1 chén 30ml rượu mạnh 40 – 43%).
Hồng Hải
Theo: Dantri.com.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...