Giữ lửa nghề rèn

Thứ 7, 03/08/2019 | 09:29:37
831 lượt xem

Trong khi nhiều thanh niên ở làng rèn An Tiêm tìm đến các công ty, xí nghiệp để làm việc thì anh Phạm Ngọc Trìu ở thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy lại nung nấu quyết tâm lập nghiệp từ nghề truyền thống của cha ông. Bằng tình yêu nghề cùng với những nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh anh Trìu không chỉ giữ được nghề mà còn đưa các sản phẩm của làng rèn An Tiêm vươn ra thế giới.

Anh Phạm Ngọc Trìu, thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy là một trong số ít thanh niên địa phương còn tâm huyết với cái nghiệp giữ hồn cốt nghề rèn An Tiêm. Vẫn biết những vất vả của nghề suốt ngày người ướt mồ hôi vì lửa nóng, đen thui thủi vì bụi than, nhưng là nghề truyền thống, truyền từ đời ông, đời cha nên anh Trìu quyết tâm theo học và tìm cách giữ nghề.

Anh Phạm Ngọc Trìu - chủ cơ sở rèn Ngọc Trìu, thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy:  Khi bố dạy nghề xong rồi thì tôi đi làm thuê cho người ta. Đến năm 2012 thì tôi về mở xưởng sản xuất tại nhà. Trong quá trình làm nghề, tôi luôn nghĩ làm sao phải cố gắng giữ được nghề truyền thống của cha ông.

Để mặt hàng của mình cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, anh Trìu đã nhanh chóng áp dụng khoa học vào sản xuất, từng bước cơ khí hóa. Cùng với máy cán thép, búa máy, máy dập nóng, dập nguội thì năm 2017 cơ sở rèn Ngọc Trìu đầu tư mua thêm máy khắc kim loại bằng công nghệ tiên tiến CNC. Đây chính là bước đột phá tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm

Chị Nguyễn Thị Quyên - thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Từ ngày mua máy khắc kim loại bằng công nghệ tiên tiến CNC thì mẫu mã mình cải tiến được. Mẫu nào đẹp nhất, ưng ý nhất mình đưa vào sản xuất. Máy cắt bằng 4-5 người mà độ chính xác cao. Con nào cũng giống con nào.

Từ những sản phẩm thông dụng với tính năng đơn thuần, đến nay, cơ sở rèn Ngọc Trìu đã có gần 30 mẫu sản phẩm đa dạng về kiểu dáng và công năng sử dụng. Ngoài việc cung cấp thị trường truyền thống, cơ sở rèn Ngọc Trìu tiếp cận với nhiều khách hàng mới, trong và ngoài nước thông qua các trang mạng xã hội. Mỗi tháng cơ sở sản xuất trung bình khoảng 2 vạn sản phẩm, trừ chi phí sản xuất, cơ sở thu về 30 triệu đồng.  

Công việc thuận lợi, anh Trìu tiếp tục mở rộng quy mô nhà xưởng, tuyển thêm người làm. Xưởng rèn Ngọc Trìu giờ đây có 10 công nhân, mức thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người / tháng.

Ông Nguyễn Tảo -  xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Trước đây tôi làm nghề rèn cũng mấy chục năm song rồi làm thủ công vất vả mà sức khỏe yếu nên tôi cũng không làm nữa. Từ ngày cháu Trìu ở đây mở xưởng thì tôi ra làm cho cháu. Công việc ở đây có máy móc hỗ trợ nên đỡ vất vả. Tôi đảm nhận khâu cuối cùng là mài màu, hoàn thiện sản phẩm để cung cấp ra thị trường.






Tư duy nhạy bén kinh doanh, đôi bàn tay tài hoa cùng với sự hỗ trợ của máy móc đã giúp anh Phạm Ngọc Trìu trụ vững với nghề. Cùng với những sản phẩm của những người thợ tài hoa khác trong làng, những sản phẩm của cơ sở rèn Ngọc Trìu góp phần không nhỏ để gìn giữ, duy trì thương hiệu của làng rèn An Tiêm với lịch sử hơn 700 năm tồn tại và phát triển.

Thu Trang

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...