Ký ức biệt động Sài Gòn

Thứ 6, 14/02/2020 | 15:20:21
3,298 lượt xem

Một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trước năm 1975 là căn nhà nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh, hay với tên gọi là “Bảo tàng Biệt động Sài Gòn”. Nơi đây đang lưu giữ nhiều hiện vật gắn liền với những hoạt động của lực lượng Biệt động Sài gòn trước năm 1975 mà nổi bật đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, một người con quê hương Thái Bình.

Khu căn cứ hầm bí mật này, từng là nơi ông Trần Văn Lai – một thành viên của đơn vị 159 Biệt động Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, hoạt động bí mật trong nội thành Sài Gòn dưới vỏ bọc là nhà tư sản Mai Hồng Quế. 

Ông sử dụng danh nghĩa như vậy là để đào hầm dưới lòng đất. Số lượng vũ khí được tập kết về đây lúc bấy giờ là 3 tấn, nhằm mục đích phục vụ kế hoạch X – là kế hoạch đánh lớn, để tổng công kích, tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, đánh vào các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 

Để đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ, gia đình chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai đã phục dựng ngôi nhà của ông để lại có chứa hầm vũ khí, nhiều hiện vật thời chiến tranh.

Ông Trần Vũ Bình - con trai Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai: Mình buồn nhất là chiến công của biệt động Sài Gòn, thành tích của lực lượng biệt động Sài Gòn sau khi giải phóng là mất hết. Những năm đó tôi là học sinh, khi lớn lên nghe kể thì thấy không được, kể thì phải có chứng tích, phải có hiện vật thì từ đó mình mới tìm lại những căn nhà như thế này.


Nhiều đồ vật gắn với hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn được trưng bày tại bảo tàng. Nổi bật là chiếc xe ô tô Citroen từ thời Pháp của ông Năm Lai. Một chiếc xe từng được dùng để vận chuyển vũ khí về hầm. Trong tết Mậu Thân 1968, các chiến sĩ đã dùng xe chở vũ khí, chất nổ từ căn hầm này tấn công Dinh Độc Lập.

Sau khi giải phóng và trở về quê hương Thái Bình, ông Năm Lai đã có dịp kể lại cho mọi người nghe câu chuyện của hơn 40 năm trước, là những kỷ niệm khi ông tham gia lực lượng biệt động Sài Gòn. Điều đó khiến cho ông Bình trăn trở và suy nghĩ về quê hương của cha mình, rằng tại sao lại không làm gì cho quê hương?


Ông Trần Vũ Bình - con trai Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai: Hoạt động hi sinh xương máu như vậy, tại sao mình lại không làm một cái bảo tàng tại Thái Bình, bởi người Thái Bình đâu phải dễ gì ai cũng đi vào Nam như vậy được, đâu phải ai cũng biết được bí mật vũ khí, biết hộp thư bí mật,... Mình làm cho quê hương để những người không điều kiện để tới đó tham quan.  Tôi sẽ chuyển một số hiện vật rất đặc biệt về cho bảo tàng, ví dụ như các loại ô tô của biệt động. Vì thế mình cứ nghĩ về quê hương, mình đau đáu về quê hương, cha tôi đau đáu về quê hương suốt thì hình như là cụ thôi thúc, chỉ dẫn cho mình phải làm.

Mỗi tháng, bảo tàng cũng đón một lượng lớn khách đến tham quan, điều này cũng có nghĩa là truyền thống yêu nước sẽ tiếp tục được gìn giữ và lan tỏa, nhắc nhớ thế hệ đi sau luôn tri ân thế hệ đi trước và trân trọng những ngày tháng hòa bình.

Thúy Quỳnh 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...