Phương án phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ 4, 13/04/2022 | 00:00:00
1,566 lượt xem

Chiều 13/4, UBND tỉnh Thái Bình có buổi tiếp và làm việc với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải; Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương về phương án phát triển KTXH tỉnh Thái Bình thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự buổi làm việc có các đồng chí Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các Viện nghiên cứu chiến lược thuộc các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 UBND tỉnh Thái Bình làm việc với các Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương về phương án phát triển KTXH tỉnh Thái Bình thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Bình đề ra mục tiêu và lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao và phát triển đột phá. Trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 13,9%/năm, thể hiện sự quyết tâm, khát vọng phát triển của tỉnh. 

Thái Bình cũng phấn đấu đưa công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng và trở thành 1 trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng. Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tầm nhìn đến năm 2050 là tỉnh có kinh tế thịnh vượng, xã hội tiến bộ, môi trường bền vững, các ngành kinh tế có sức cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ. 

Thái Bình đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển và 1 số định hướng lớn thực hiện trong giai đoạn 2022-2030. Nhất là trong xây dựng và phát triển khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng không gian lấn biển, tạo dự địa về không gian và quỹ đất cho phát triển,…Thái Bình cũng đề ra các định hướng phát triển trong liên kết vùng và phân vùng kinh tế. Định hướng phát triển các ngành kinh tế như: Công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, hệ thống giao thông vận tải, logictics, các lĩnh vực y tế, giáo dục, quy hoạch sử dụng đất, an ninh, quốc phòng,… 

Trên cơ sở đó, các đại biểu tập trung thảo luận vào các định hướng phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo các định hướng phát triển của tỉnh Thái Bình nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển quốc gia, quy hoạch vùng. Nhất là các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế biển, quy hoạch sử dụng đất đai, giao thông, phát triển nguồn nhân lực, điện gió, tính kết nối vùng và quốc gia trong thu hút đầu tư, phát triển KTXH. 

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội:

Video: 41322_OHIEU.mp4

 Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải 

Video: 41322_OMUOI.mp4

 Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu của Trung ương và các Viện nghiên cứu chiến lược thuộc các Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào định hướng phát triển KTXH của tỉnh. Đây là những ý kiến rất thiết thực, góp phần vào sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Đồng chí nhấn mạnh: Viện nghiên cứu chiến lược của các Bộ có nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể quốc gia. Vì vậy, đồng chí mong muốn các Viện nghiên cứu chiến lược tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ đưa tỉnh Thái Bình vào trục hành lang phát triển kinh tế biển trong tổng thể quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Thái Bình phát huy hết thế mạnh kinh tế biển. Đặt Thái Bình là vùng đệm, vùng hỗ trợ hành lang kinh tế cho khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời tạo điều kiện để Thái Bình phát triển chiến lược lấn biển, xây dựng cảng biển, quy hoạch không gian biển gần bờ. 

Video: 41322_OTHAN2.mp4

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị đơn vị tư vấn và các sở ngành chức năng của tỉnh tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp tại buổi làm việc hôm nay để bổ sung vào định hướng phát triển KTXH của tỉnh cũng như quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Văn Ngọc

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...