Sinh ra không được lành lặn như bao người bình thường khác, trẻ em khuyết tật phải chịu những nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Bằng sự đồng cảm, nhẫn nại và tình yêu thương, các thầy giáo, cô giáo ở trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình luôn nỗ lực mang kiến thức, con chữ, và cả nghề nghiệp đến cho những học sinh đặc biệt, giúp các em trưởng thành, từng bước hoà nhập cộng đồng. Mời quý vị cùng đến với câu chuyện của cô giáo Trần Thị Nguyên – một trong những giáo viên đã gắn bó nhiều
Từ nhỏ đã ước mơ được làm cô giáo, và rồi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ở tuổi 20, cô sinh viên Trần Thị Nguyên khi ấy, đã bắt đầu làm quen với những bài học “nói” bằng tay đầu tiên khi tham gia các hoạt động thực tế ở trường, cũng là lần đầu được tiếp xúc với những học sinh nghèo mang trên mình khiếm khuyết bẩm sinh. Sự gắn bó và tình yêu dành cho những mảnh đời thiếu may mắn được bắt đầu một cách thật tình cờ như thế. Đến khi ra trường vào năm 2007, cô quyết tâm vào làm việc tại trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình, dốc lòng với những học sinh đặc biệt.
Cô giáo Trần Thị Nguyên, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Lớp mình chủ nhiệm ngoài học sinh khiếm thính ra, còn có 4 bạn bị tim bẩm sinh, nhiều bạn đa tật, co cứng chân tay, ra ký hiệu khó khăn. Có những bạn đi lên cầu thang, mình thi đi bằng 2 chân, các bạn ấy đi bằng cả tứ chi, phải bò, phải lết lên. Mình rất muốn truyền năng lượng tích cực đến những học sinh không may mắn tại mái trường này. |
Theo cô Nguyên, đa phần học sinh khuyết tật rất tự ti, dễ tổn thương, thậm chí hay kích động, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nắm bắt tốt tâm lý và tính cách của từng em. Dạy trẻ khuyết tật phải hướng dẫn từng nét chữ, con số, hay phép tính… Có những bài học phải dạy đi dạy lại nhiều lần. Cô còn cùng đồng nghiệp soạn tài liệu tham khảo riêng để các em dễ nhớ, dễ hiểu bài.
Em Trịnh Uyên Phương, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Ở trường em được cô giáo dạy nói chuyện bằng ngôn ngữ ký hiệu. Dạy em biết đọc, biết viết, biết làm nghề. Em rất biết ơn thầy cô giáo ở đây và sẽ cố gắng học tốt để thầy cô, cha mẹ vui lòng. |
Cũng theo chia sẻ của cô giáo Trần Thị Nguyên, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình thì mỗi giáo viên như cô phải trở thành người tin cậy, người bạn để các bạn ấy chia sẻ những khó khăn, nỗi buồn với mình. Chỉ khi nào thầy cô trở thành chỗ dựa về tinh thần với học sinh thì mới được học sinh gần gũi.
Không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng sống, cô Nguyên còn tổ chức những buổi ngoại khoá, các buổi tập múa, tập thể thao. Nhiều học sinh dù không nghe được, không nói được, nhưng vẫn biểu diễn các tiết mục văn nghệ đầy cảm hứng. Từ tình yêu nghề, cô đã truyền lửa cho nhiều thế hệ học sinh, thắp lên cho các em ước mơ về tương lai tươi sáng. Một số em ra trường tự mở xưởng may quần áo, một số khác đi làm ở các khu công nghiệp, có thu nhập ổn định, nuôi sống bản thân và gia đình.
Cô giáo Trần Thị Nguyên, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Danh ngôn nói rằng một người thợ xây sẽ hạnh phúc khi xây được ngôi nhà của mình. Người nông dân hạnh phúc khi gieo trồng được cánh đồng lúa. Còn giáo viên sẽ hạnh phúc khi nhìn thấy học sinh khôn lớn trưởng thành. Đó cũng là niềm hạnh phúc chung của các thầy cô giáo và trong đó có tôi. |
Tình yêu thương của những giáo viên dạy trẻ khuyết tật như cô giáo Trần Thị Nguyên, dù không thể chữa lành khuyết điểm trên cơ thể của học sinh, nhưng sẽ giúp các em sống hoà nhập cộng đồng, xoa dịu phần nào thiệt thòi mà các em gánh chịu. Với họ, bao khó khăn, vất vả đều sẽ được xoá nhoà, khi chứng kiến nụ cười hạnh phúc của những học sinh đặc biệt.
Hà My
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...