Nếu như trước đây, bệnh nhân cao tuổi bị gãy xương thường phải chuyển lên tuyến trên, hoặc có những trường hợp từ chối phẫu thuật do sợ các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thì nhiều năm nay, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình triển khai thành công kỹ thuật thay khớp nhân tạo với tỷ lệ thành công cao, đã giúp những bệnh nhân cao tuổi giảm bớt lo lắng và cả chi phí trong quá trình điều trị.
Năm nay 94 tuổi, lại mang nhiều bệnh lý như cao huyết áp, viêm phổi, bệnh nhân Phạm Thị Thư sau khi ngã gãy xương đùi, ngay cả gia đình cũng tưởng bà đã mất khả năng đi lại và khó có thể phục hồi. Nhập viện tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, bà Thư được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Chỉ sau 4 ngày từ khi phẫu thuật, bà đã có thể đứng lên được và sức khỏe hồi phục đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là trường hợp bệnh nhân cao tuổi nhất được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo tại Thái Bình.
Ông Phạm Xuân Vĩnh - Người nhà bệnh nhân Phạm Thị Thư: Nhờ sự chăm sóc của các BS thay khớp thì cụ đã đứng lên và đã ăn được rồi, ngủ tốt rồi. Nếu như trước kia cụ tôi phải lên các tuyến trên nhưng bây giờ ở đây là đối với gia đình tôi cụ như thế là rất tốt rồi vì bớt được kinh phí chi phí trong gia đình. Về đây là chúng tôi thấy yên tâm.
Thay khớp háng nhân tạo là kỹ thuật ưu việt nhất hiện nay để điều trị gãy cổ xương đùi hoặc gãy liên mấu chuyển xương đùi. Kỹ thuật đã khắc phục được nhược điểm của các biện pháp điều trị trước. Bệnh nhân không cần mang bó bột nặng nề, cũng không phải chờ đợi từ 2 - 3 tháng để liền xương.
Đối với bệnh nhân cao tuổi, để thực hiện thành công kỹ thuật này đòi hỏi phải có bác sĩ, kỹ thuật viên trình độ cao. Bởi bệnh nhân cao tuổi thường kèm theo nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là cao huyết áp và loãng xương, gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật. Tại BV Đại học Y Thái Bình, hàng trăm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đã được thực hiện kỹ thuật này và cho tỷ lệ thành công cao, lên tới trên 95%.
Ông Vũ Đình Sang - Bệnh nhân Khoa Chấn thương, Bệnh viện Đại học Y Thái BìnhTôi cảm thấy mình lên bàn mổ cảm thấy bình thường không phải xích chân tay gì cả, chỉ có 2 miếng đệm ép vào rồi mổ thôi, vừa mổ vừa nói chuyện không thấy có gì đau đớn cả.. Trong vòng có 6 ngày từ lúc lên bàn mổ là tôi thấy tôi đi được, 2 nữa sức khỏe của tôi bây giờ khỏe lên nhiều rồi.
Tiến sĩ, BS Vũ Minh Hải - Trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình: Chúng tôi chỉ có gây tê tủy sống thôi trong vòng 1 – 1,5 tiếng có thể hoàn thành ca phẫu thuật.. sau khi thay xong BN có thể cho ngồi dậy được, 5 – 7 ngày sau BN có thể đứng lên tập đi được giảm khả năng bị loét hoặc viêm đường tiết niệu, hoặc các biến chứng đặc biệt là biến chứng về huyết khối tĩnh mạch.
Những kỹ thuật hiện đại như phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo trở thành thường quy đã giúp bệnh viện Đại học Y Thái Bình đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần hơn với người dân, giảm đáng kể số trường hợp chuyển tuyến và tỷ lệ tử vong, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên toàn tỉnh.
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...
Sáng 2.12, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...