Nghi thức “Bông hồng cài áo” ngày lễ Vu Lan là nét đẹp trong Phật giáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.
Ý nghĩa 'Bông hồng cài áo'
Vu Lan báo hiếu là ngày lễ văn hóa tâm linh lâu đời trong truyền thống Phật giáo và trở thành đạo nghĩa của dân tộc. Đây là dịp mỗi chúng ta khắc ghi câu nói: “Ai còn cha xin đừng làm cha khổ, hãy nhớ câu đạo hiếu làm đầu. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng làm buồn đôi mắt mẹ nghe không”.
Nghi thức "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan xuất phát từ ý tưởng của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Theo Thiền sư, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là biểu hiện của tình yêu, sự cao quý. Vì thế, loài hoa này được chọn làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật. Với lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn nuôi dưỡng của đấng sinh thành và cài lên ngực bông hồng là tình cảm đẹp nhất và như một bài học sâu sắc về chữ "hiếu" thiêng liêng.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư thấy lạ khi người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của hành động này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào năm 1962.
Nghi thức “Bông hồng cài áo” trong ngày Vu Lan được phổ thông hóa và trở thành ngày lễ trong Phật giáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt, hữu hiệu trong việc giáo dục mỗi con người về lòng hiếu thảo và tình người.
Sắc hoa cài áo trong lễ Vu Lan
Hoa hồng đỏ: Với những người vẫn còn mẹ, thì trong ngày lễ Vu Lan sẽ cài một bông hồng màu đỏ lên ngực áo. Điều này sẽ nhắc nhở người đó rằng, mình vẫn còn may mắn khi có mẹ bên cạnh và hãy cố gắng để làm mẹ vui lòng. Đừng đối xử không tốt với mẹ, kẻo một mai mẹ khuất núi, có khóc than, hối hận cũng đã muộn.
Hoa hồng trắng: Nếu vào ngày lễ Vu Lan, bạn thấy ai đó cài lên ngực áo một bông hồng màu trắng thì hãy hiểu rằng, người đó đã không còn mẹ bên cạnh. Những người cài hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ dù đã khuất. Và bông hồng trắng trên ngực áo cũng là lời nhắc người con đừng bao giờ quên công ơn sinh thành, nuôi dưỡng mà cha mẹ đã dành cho mình.
Hoa hồng vàng: Còn đối với những người tu hành, họ phải từ bỏ đời sống thế tục để sống cuộc đời thanh tịnh nơi cửa phật. Do đó, các nhà sư mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh” nhằm báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.
Do đó, thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng thì những người đã xuất gia lại cài những bông hồng vàng để thể hiện lòng biết ơn cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...