Nhà hát Cải lương Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu vở cải lương "Hừng đông". Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
|
|
Thiết kế sân khấu cho cảnh 4 và cảnh 5 của vở diễn. |
Một cảnh trong vở diễn. |
Họp báo giới thiệu vở diễn "Hừng đông". |
Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng sôi nổi, nhiều sáng tạo, nhiều cống hiến nhất của Phan Đăng Lưu là những năm tháng ông hoạt động tại Huế sau 7 năm bị đế quốc giam cầm trong nhà lao Vinh và nhà lao Buôn Mê Thuột. Ông trở thành linh hồn, góp phần có tính quyết định cùng bộ chỉ huy cao nhất của Đảng ở Trung Kỳ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở đây giành được nhiều thắng lợi vang dội, xuất sắc những năm 1936 - 1939.Ở Huế, Phan Đăng Lưu được Xứ ủy phân công lãnh đạo trực tiếp bộ phận chỉ đạo tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp của Đảng, nghĩa là ở mặt trận hàng đầu của phong trào đấu tranh cách mạng mới đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. Với những ưu thế về vốn chữ Nho và chữ Pháp, về tầm nhìn, về kinh nghiệm tuyên truyền, thuyết phục, vận động quần chúng và tổ chức quần chúng, về quan hệ rộng lớn với mọi tầng lớp xã hội và về niềm tin, về đức tính giản dị, cần kiệm, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng chí và đồng bào..., Phan Đăng Lưu đã góp phần chủ yếu cùng Xứ ủy Trung Kỳ và các tỉnh, huyện chuẩn bị đầy đủ những điều kiện chủ quan, chớp thời cơ khách quan, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng Trung Kỳ giành được những thắng lợi to lớn, làm rung động Kinh thành Huế và cả thủ đô nước Pháp.
Mở đầu là thắng lợi to lớn của phong trào Đông Dương Đại hội (cuối năm 1936) được phát triển thành cao trào đấu tranh trong những ngày tổ chức đón tiếp Gôđa (đầu năm 1937) và đỉnh cao là phong trào đấu tranh, biến Viện Dân biểu Trung Kỳ thành diễn đàn đấu tranh công khai, hợp pháp của Đảng (cuối năm 1937). Trong lịch sử lãnh đạo của Đảng, đây là lần đầu tiên, trên diễn đàn đấu tranh công khai, hàng vạn người thuộc đủ các tầng lớp xã hội đã sát cánh bên nhau đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và đã giành thắng lợi rực rỡ, buộc chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến tay sai phải nhượng bộ, mở đầu cho những thắng lợi to lớn hơn sau đó. Tại Hội nghị thành lập Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ (3-1937), Phan Đăng Lưu đã được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Ở cương vị lãnh đạo mới, tài năng và đức độ của ông thêm nở rộ, góp phần lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh trong Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại buổi họp báo. |
Ông đã sử dụng linh hoạt cuộc đấu tranh “giành ghế” ở nghị trường, kết hợp tài tình diễn đàn đấu tranh công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí và văn học nghệ thuật, sáng lập và điều hành phía sau các báo Sông Hương tục bản, Dân, Dân tiến, Dân muốn... Nhờ đó, tất cả 18 ứng cử viên do Đảng đưa ra tranh cử đều trúng cử ngay từ vòng đầu và đều nắm các chức vụ trong Viện: từ Viện trưởng, Viện phó đến phần lớn các Ủy viên Ban Thường trực. Đánh giá về thắng lợi này, Đảng ta ghi rõ: "... 18 căngđiđa ở Trung Kỳ xu hướng về Mặt trận bình dân được đắc cử là những thắng lợi rất vẻ vang của Đảng ta". Đây là thắng lợi thực sự to lớn, vang dội, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta dưới thời thống trị của thực dân Pháp.
Tháng 9/1937, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đảng, Phan Đăng Lưu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Trên cương vị mới, ông tiếp tục lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp cuộc đấu tranh cải tổ Viện Dân biểu Trung Kỳ kết hợp nhịp nhàng với các cuộc đấu tranh của quần chúng.
NS Quang Khải vào vai Phan Đăng Lưu. |
Cuối năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương và bọn tay sai tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng nước ta. "Chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới". Phan Đăng Lưu được Trung ương triệu tập vào Nam Kỳ hoạt động. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, góp phần tích cực vào việc vạch đường lối, sách lược, chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng. Ông được "Trung ương phân công phụ trách phong trào các tỉnh Nam Kỳ". Cùng Xứ ủy Nam Kỳ, Ông đã góp phần to lớn và tích cực đưa phong trào cách mạng Nam Kỳ phát triển lên một bước mới, đánh dấu bước phát triển toàn diện về tài năng và sức sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng của đồng chí.
Có thời điểm, khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và hầu hết Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị địch bắt (1940), chỉ còn duy nhất Ủy viên Thường vụTrung ương Đảng là Phan Đăng Lưu chưa bị bắt đang trực tiếp lãnh đạo Xứ ủy Nam Kỳ. Lúc đó, khí thế cách mạng của quần chúng ở Nam Kỳ sục sôi cộng với quyết tâm khởi nghĩa của một số đồng chí lãnh đạo Xứ ủy, bằng lý luận và thực tiễn đấu trang cách mạng dạn dày, kiên định, sáng suốt, Phan Đăng Lưu nhận thấy thời cơ, lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền chưa chín muồi. Từ Nam Kỳ, ông ra Bắc để "xin sự chỉ đạo của Trung ương", nhưng kỳ thực là để triệu tập Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ nhằm tái lập Ban chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 7), xin ý kiến của Trung ương về trì hoãn khởi nghĩa ở Nam Kỳ. Hội nghị phân tích tình hình trong nước và thế giới; xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc đó là chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, thực hiện dân sinh, dân chủ. Tại Hội nghị, có ý kiến đề cử Phan Đăng Lưu làm Tổng Bí thư của Đảng vì ông là Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng duy nhất còn ở ngoài nhà tù. Bằng sự khiêm nhường, sáng suốt, ôngphân tích tình hình, đề xuất đường hướng, giải pháp, ông đã đề cử đồng chí Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh) làm quyền Tổng Bí thư của Đảng. Ông nói rõ một điều sâu sắc mà xúc động: Ông phải vào ngay Nam Kỳ, đồng chí, đồng bào trong đó đang trông chờ từng ngày, từng phút sự chỉ đạo của Đảng, của ông, ông nắm chắc tình hình, quen thuộc anh em, đồng chí trong đó; mặt khác, ông trở lại Nam Kỳ, rất có thể, kẻ thù sẽ bắt được ông, sẽ tử hình ông. Đừng để Trung ương lại phải bầu một Tổng Bí thư khác. Và thực tiễn cách mạng đã diễn ra như ông nói. Ngay sau Hội nghị Trung ương 7, với trọng trách Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Phan Đăng Lưu tức tốc trở lại miền Nam, khi ông chưa kịp về đến Sài Gòn-Chợ Lớn thì khởi nghĩa Nam Kỳ đã bùng nổ. Khí thế cách mạng ngút trời, kẻ thù dìm Khởi nghĩa Nam Kỳ trong biển máu. Như một tất yếu đớn đau, Phan Đăng Lưu và nhiều đồng chí khác bị địch bắt, bị tra tấn dã man và ngã xuống trước hừng đông độc lập, tự do của đất nước.
"Phan Đăng Lưu - người chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh kiên trung, xuất sắc, mẫu mực, có tầm nhìn xa trông rộng, mưu lược, khôn khéo, bản lĩnh, nhân văn, xả thân vì nghĩa lớn; ông còn nhà báo, nhà văn, một nhà lý luận tiên phong xuất sắc, tiêu biểu của Đảng và cách mạng nước ta. Trí tuệ, bản lĩnh, tài năng, đạo đức và nhân cách của ông đã góp phần xuất sắc cho Đảng, cho cách mạng, cho nhân dân ở một giai đoạn đầy vẻ vang, đầy bão táp, tạo tiền đề quan trọng tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Những cống hiến to lớn, xuất sắc của Phan Đăng Lưu; tấm gương cộng sản sáng ngời của ông mãi mãi được toàn Đảng, toàn dân ta và các thế hệ mai sau đời đời trân trọng, ghi nhớ, ra sức học tập, noi theo", PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ khẳng định. Đó cũng chính là tư tưởng của vở diễn lần này.
Chia sẻ tại cuộc họp báo, đạo diễn Triệu Trung Kiên khẳng định: "Với sự nỗ lực của ê kíp, vở diễn cơ bản đã hoàn thành, chính thức báo cáo tổng duyệt công bố phục vụ khán giả Thủ đô và chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng. Cũng đã lâu lắm rồi nhà hát mới dàn dựng một vở diễn về đề tài đấu tranh cách mạng. Với vở diễn “Hừng đông”, việc dàn dựng có chút mới mẻ và cũng có chút áp lực cho chúng tôi; bởi sau 1 loạt những vở diễn gây sự chú ý của công luận, đặc biệt có sự cộng tác của tác giả Nguyễn Thế Kỷ như “Mai Hắc Đế”, “Chuyện tình Khâu Vai”…chúng tôi rất lo lắng là nếu làm không tốt, sẽ bị công luận đánh giá là lặp lại. Việc dàn dựng 1 vở diễn về đề tài cách mạng hết sức khó khăn, với 1 đề tài như vậy, với các sự kiện như vậy, làm sao giữ được chân khán giả, làm lay động được khán giả. Chính vì vậy chúng tôi đã bàn bạc với ê kip sáng tạo và tác giả kịch bản, tác giả đã nhất trí có 1 chút đổi mới, đan xen các loại hình nghệ thuật vào với nhau, vốn là thế mạnh của sân khấu cải lương. Cụ thể, chúng tôi có mời 1 nhóm nhạc đường phố tham gia vào vở diễn; mang tới chút rock dân gian đương đại cho vở diễn và điều đáng nói là sự kết hợp này đã mang lại hiệu quả".
Còn Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh: "Tôi rất bất ngờ về tác giả Nguyễn Thế Kỷ, anh đã trở thành tác giả của hai vở diễn và đều rất thành công. Tôi cũng rất thích lối xử lý về nghệ thuật của đạo diễn Trung Kiên, mỗi lần xem đều có cái mới. Tôi cũng rất mừng vì chúng ta đã có một công trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng trong không khí cả nước hướng tới Đại hội Đảng".
Vở diễn sẽ có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ tài năng của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Trong đó, NS Quang Khải sẽ vào vai Phan Đăng Lưu, NS Thu Hiền vào vai Nguyễn Thị Danh, NS Như Quỳnh vào vai Nguyễn Thị Vịnh (Nguyễn Thị Minh Khai)...
Báo Tin tức của thông tấn xã Việt Nam
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...