Không khám sức khỏe định kỳ để lại nhiều hậu quả

Thứ 6, 07/07/2023 | 11:00:00
963 lượt xem

Khi cuộc sống tất bật và có quá nhiều lo toan như hiện nay, khám sức khỏe định kỳ bị nhiều người xem như một việc làm xa xỉ, lãng phí, tốn thời gian. Tuy nhiên, đây là những nhận định sai lầm. Theo các bác sĩ, khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn cảm thấy khỏe mạnh, thì nhiều bệnh có thể đang âm thầm phát triển trong cơ thể. Đi khám muộn nguy cơ dẫn đến chi phí điều trị cao, thời gian nằm viện kéo dài hơn.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Hà Trường Bản

Sống chung với những cơn khó thở và ho kéo dài đến mấy năm, ông Hà Trường Bản mới đi bệnh viện khám. Lúc này, bệnh đã vào giai đoạn nặng, khả năng phục hồi rất kém. Đây là hậu quả của việc không kiểm soát và theo dõi thường xuyên, thậm chí là chủ quan với những triệu chứng ban đầu. 



Bệnh nhân Hà Trường Bản: “Nông dân thì không nghĩ gì đến khám bệnh định kỳ đâu, chỉ biết làm thôi, đến lúc đổ bệnh ra thì mới biết. Không thở đi được, đi bước cũng không bước được, vất vả lắm. Đến Thái Bình rồi lên đến Trung ương mới biết là không chữa được.”


Nhiều bệnh nhân đi khám muộn dẫn đến bỏ qua cơ hội điều trị khỏi bệnh 

Ông Bản không phải trường hợp duy nhất nhập viện trong tình trạng sức khỏe xấu. Việc chủ quan, không kiểm tra sức khỏe định kỳ đang xảy ra với nhiều người. Một bộ phận người dân quan niệm rằng, cơ thể không có biểu hiện gì khác thường thì không cần phải khám. Lại có những người e ngại đi khám định kỳ vì sợ phát hiện ra nhiều loại bệnh, tốn kém chi phí điều trị. 



Bệnh nhân Bùi Thị Bẩy: “Chẳng mấy khi đi khám vì người chẳng làm sao, lúc đi khám ra bệnh thì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chẩn đoán lúc ấy là bị nặng rồi.”

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để tầm soát bệnh 

Không khám sức khỏe định kỳ, nhiều người đã bỏ qua cơ hội “vàng” để phát hiện sớm và điều trị thành công các bệnh lý nguy hiểm như bệnh lao, tim mạch, tiểu đường, các rối loạn chức năng hô hấp, cao huyết áp,... Khám sức khỏe định kỳ còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện ung thư. Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chỉ khi đi khám, xét nghiệm mới phát hiện được bệnh.  

Bác sĩ CKI Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc BVĐK Đông Hưng: “Ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư phổi,... rất nhiều bệnh ung thư có thể phát hiện từ giai đoạn sớm nếu khám sức khỏe định kỳ, từ đó can thiệp mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn, kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Hoặc như ung thư dạ dày, nếu phát hiện sớm các yếu tố gây viêm loét dạ dày, đặc biệt vi khuẩn HP, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng ung thư. ”


Theo khuyến cáo của bác sĩ, khám sức khỏe 2 lần/ năm là biện pháp tối ưu nhất giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể. Đối với những gia đình có tiền sử mắc một số bệnh di truyền thì khoảng cách giữa các lần khám định kỳ cần thực hiện ngắn hơn. Bên cạnh việc người dân nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, mạng lưới y tế cũng cần tăng cường cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe tại tuyến cơ sở, đặc biệt là vùng nông thôn, để mọi người đều tiếp cận được các dịch vụ sức khỏe thiết yếu.

Hà My


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...