Cứ vào dịp nghỉ hè, tai nạn thương tích ở trẻ lại gia tăng. Chấn thương do tai nạn giao thông, bỏng, ngã, đuối nước, hóc dị vật… là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, để lại di chứng cho trẻ.
Dù mới bước vào kỳ nghỉ hè, nhưng theo ghi nhận tại các bệnh viện, số bệnh nhi bị tai nạn thương tích được đưa vào cấp cứu đã cao hơn tới 20 – 30% so với những tháng trước. Như trường hợp con anh Nguyễn Văn Bình, bị gãy tay trong 1 lần đi chơi với bạn mà không có người lớn đi kèm.
Anh Nguyễn Văn Bình, người nhà bệnh nhi chia sẻ:
"Cháu đi đá bóng bị bạn đá vào tay. Quan sát thấy tay cháu lệch hẳn đi rồi, gia đình đưa lên viện cấp cứu. Gia đình cũng lo là tay cháu gãy cả 2 nhánh xương không biết sau này có ảnh hưởng nhiều không."
Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, khoa Ngoại – Chấn thương, BVĐK Phụ Dực, huyện Quỳnh Phụ cho biết: "Chủ yếu tai nạn thương tích là có vết thương do ngã, hoặc đuối nước. Những vết thương đơn thuần thì chúng tôi có thể khâu, nhưng nặng hơn thì phải bó bột hoặc mổ phẫu thuật kết hợp xương. Những trường hợp chấn thương đầu, chấn thương sọ não cần chuyển tuyến trên thì chúng tôi sẽ sơ cứu rồi chuyển tuyến điều trị."
Mùa hè là mùa xảy ra nhiều tai nạn sinh hoạt, tai nạn thương tích ở trẻ em, bởi trẻ không đến trường, phần lớn thời gian là ở nhà hoặc đi chơi. Trong khi đó, một số bậc phụ huynh lại không có thời gian chăm sóc, để ý đến trẻ. Đa phần trẻ bị tai nạn ở lứa tuổi từ 2-12 tuổi, bởi đây là giai đoạn rất hiếu động, không có khả năng tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm. Đáng nói, ngoài việc có thể bị cướp đi tính mạng, trẻ còn bị thương tật suốt đời, mất khả năng học tập, lao động và để lại tổn thương tâm lý nặng nề.
Cũng theo bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, khoa Ngoại – Chấn thương, BVĐK Phụ Dực, huyện Quỳnh Phụ: Trong các hoạt động vui chơi thể thao, gia đình cần kèm người trông coi, chăm sóc để hạn chế rủi ro. Trên địa bàn vẫn còn một số phụ huynh sử dụng biện pháp dân gian để điều trị nhưng hiệu quả không cao, đồng thời khuyến cáo gia đình khi con bị tai nạn thương tích thì cần đưa đến viện ngay để thăm khám, điều trị kịp thời.
Thống kê cho thấy, khoảng 70% các ca tử vong và 57% số ca bị thương của trẻ có thể phòng chống được nếu người lớn cẩn trọng hơn. Phụ huynh cần loại bỏ tối đa những vật có thể gây tai nạn nguy hiểm cho trẻ trong gia đình, thường xuyên theo sát mọi hoạt động của trẻ. Giáo dục để trẻ biết bảo vệ mình, tuân thủ luật giao thông, không nghịch với lửa, không đi bơi ở ao hồ,... Bên cạnh đó, các ngành chức năng, các địa phương cũng cần tích cực triển khai chương trình phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ như: các khóa tập bơi, chống đuối nước; dạy kỹ năng sống; tạo sân chơi lành mạnh trong dịp hè.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...