Tháo gỡ từng nút thắt, thúc đẩy khối lượng giải ngân vốn đầu tư công, đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp của Tổ công tác số 2 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, diễn ra sáng 27.7.
Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao cho 8 bộ, cơ quan và 4 địa phương thuộc Tổ công tác số 2 là trên 24.723,2 tỷ đồng. Đến nay, 9 bộ, cơ quan và địa phương đã cơ bản hoàn thành phân bổ, giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án, còn Thanh tra Chính phủ chưa phân bổ 41,44 tỷ đồng. Tỉnh Bạc Liêu chưa giao 72,6 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia. Thành phố Cần Thơ chưa giao chi tiết 800 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương do Thường trực Chính phủ giao.
Về tình hình giải ngân, theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước tổng số giải ngân vốn ngân sách nhà nước đến hết tháng 7/2022 của 12 đơn vị là gần 7.400 tỷ đồng, đạt 29,9%, vẫn thấp hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước là 34,47%. Trong đó, tổng số vốn ngân sách nhà nước của 8 Bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 2 ước giải ngân đến hết tháng 7/2022 là hơn 424 tỷ đồng, đạt 12,2% kế hoạch năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức bình quân chung cả nước. Đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất là Thông tấn xã Việt Nam 31,19%, thấp nhất là Đài Tiếng nói Việt Nam 4,1%.
Tổng số vốn ngân sách nhà nước của 4 địa phương gồm Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Kiêm Giang đã giải ngân tính đến 30/6 là 5.225 tỷ đồng, đạt 23,5%. Ước giải ngân đến 30/7 khoảng 6.968,94 tỷ đồng, đạt 31,9% kế hoạch Thường trực Chính phủ giao.
Bày tỏ không hài lòng khi một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp, chưa phân bổ hết nguồn vốn nhưng lãnh đạo thiếu quan tâm sâu sát, chỉ cử cán bộ cấp vụ tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, lãnh đạo không quan tâm thì không thể triển khai trơn tru, đẩy nhanh tiến độ thực hiện được. Phó Thủ tướng cũng không đồng tình với việc sắp hết tháng 7, nhưng vẫn không phân bổ xong vốn chi tiết. Giải ngân chậm có nhiều lý do, nhưng phân bổ vốn chậm do chủ quan là chính.
Theo Phó Thủ tướng, có đôn đốc, kiểm điểm, “bức tranh” giải ngân có sáng hơn, nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn, tỷ lệ giải ngân còn chậm, 6 tháng đầu năm mới đạt 27,46%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (29,95%) và thấp hơn so với bình quân chung cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022. Một số đơn vị tuy còn dự án chưa phân bổ nhưng tỷ lệ giải ngân đạt cao, ngược lại, có đơn vị đã được phân bổ vốn, song tỷ lệ giải ngân rất thấp.
Chỉ rõ, các Bộ, ngành, địa phương không giải ngân được phải chuyển sang dự án của các cơ quan khác, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương quan tâm quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ từng nút thắt, khó khăn, thúc đẩy khối lượng và phải làm thật. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, tăng cường trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, chủ đầu tư, trách nhiệm của nhà thầu, tránh thất thoát, lãng phí.
Theo TTXVN
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...