Giữ nghề chạm bạc truyền thống

Thứ 7, 14/12/2024 | 15:37:14
50 lượt xem

Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) Nổi tiếng cả nước với nghề chạm bạc. Trải qua hàng trăm năm phát triển rực rỡ mang lại đời sống ấm no cho người thợ thủ công và làm cho diện mạo nông thôn ngày thêm khởi sắc. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều người trẻ đã không còn mặn mà với nghề dẫn đến nguy cơ làng nghề truyền thống này bị mai một.

Tồn tại hơn 600 năm, đã từng tạo việc làm cho trên 5.000 lao động với trên 3.000 tổ sản xuất, vậy nhưng thời gian gần đây nhiều người đã không còn mặn mà với nghề của cha ông. Đó là thực trạng tại làng nghề chạm bạc Đồng Xâm hiện nay. Vậy nhưng bên cạnh những người muốn rời đi, vẫn có một người đàn ông miệt mài gắn bó với nghề hơn nửa thế kỷ.

Ông Đinh Quang Thắng, xã Hồng Thái, Kiến Xương: Trải qua những thăng trầm với nghề chạm bạc nhưng tôi vẫn gắn bó với nghề của cha ông để lại. Cái nghề chạm bạc rất tinh sảo. Để giữ nghề thì tôi của tâm huyết theo đuổi nghề thủ công mỹ nghệ thủ công. Đây là nghề rất tinh hoa được nhiều người đánh giá cao. 


Dù đã có máy móc hiện đại đỡ được phần nào nhưng với ông Thắng không gì bằng bàn tay con người. Thế nhưng có những công đoạn nhất định phải do con người thực hiện. Bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ thuật và mắt thẩm mỹ, đặc biệt là những bí quyết riêng chỉ người làng Đồng Xâm mới làm được. 

Chị Triệu Thị Phương xã Hồng Thái, Kiến Xương: Thực ra công ty cũng nhiều, nhiều việc song vì yêu nghề và muốn giữ nghề nên chúng tôi ở lại sản xuất cùng gia đình.


Không cần phải tô vẽ nhiều hay quảng cáo rầm rộ, các sản phẩm do ông làm ra là hàng cao cấp, với nét vẽ đanh khôn kỹ nghệ cực kỳ tinh xảo, nhờ vậy mỗi năm ông thu về 1 tỷ đồng từ làm nghề. Ngoài ra ông còn đào tạo miễn phí cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, những người muốn học và giữ nghề. Ông đang khơi dậy tinh thần học hỏi, giữ nghề cho nhiều bạn trẻ.

Ông Triệu Đăng Khoa – Chủ tịch Hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, huyện Kiến Xương: Cơ chế thị trường, sự phát triển của xã hội chúng tôi cũng lo lắng khong theo kịp được với tiến độ. Cũng mong nhận được sự hỗ trợ như công nghệ, nguồn vốn, quảng bá để sản phẩm làng nghề được biết đến nhiều hơn.


Miệt mài, kiên nhẫn, chăm chỉ và sáng tạo, nghệ nhân Đinh Quang Thắng ngày ngày vẫn cặm cụi tạo ra những sản phẩm vừa có tính ứng dụng cao, vừa có hồn cốt nghệ thuật truyền thống. Chính từ những sản phẩm này mà hồn Việt được lưu truyền tới đời sau.

Huyền Chang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...