Cô giáo như mẹ hiền

Thứ 6, 15/11/2024 | 16:38:30
191 lượt xem

“Nuôi dạy trẻ” là một nghề đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết, đây là nghề làm vì trách nhiệm và tình yêu thương. Chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ đã khó, với giáo viên mầm non, khi đảm nhận trách nhiệm ấy với hàng chục em nhỏ cùng một lớp, càng không phải điều đơn giản. Có lẽ cũng vì vậy mà các cô giáo mầm non chẳng khác nào “người mẹ thứ hai”. Hướng tới ngày nhà giáo Việt Nam, mời quý vị cùng đến với câu chuyện của những

Hơn 11 năm làm “cô nuôi dạy trẻ”, với cô giáo Phạm Thị Thắm, thời gian dành cho các bé ở trường đôi khi còn nhiều hơn cả thời gian dành cho con. Hàng ngày, cô luôn đến lớp sớm trước giờ quy định, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho hoạt động của học sinh. Bằng tất cả tình yêu thương, cô Thắm chẳng bao giờ quát mắng, mà chỉ nhẹ nhàng động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ đúng lúc, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, ham học và khám phá.Cô luôn tâm niệm, giáo viên mầm non trước hết phải có cái tâm và trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ thì mới hoàn thành được công việc của mình. 

Cô giáo Phạm Thị Thắm, trường mầm non Thụy Văn, huyện Thái Thụy: Chúng tôi yêu nghề thì mới đến được với nghề. Các con ở trường được các cô chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong bữa ăn, chúng tôi phải dạy các con từ lau tay đến cầm thìa, xúc cơm. Với các bạn trẻ lớn, phải dạy các con từ kỹ năng sống như phải biết lễ phép, giúp đỡ mọi người. 

Giáo viên mầm non là người dạy trẻ những bài học đầu tiên, ươm mầm nhân cách cho trẻ. Việc học ở bậc học này không đơn thuần là tiếp thu kiến thức, mà còn thông qua các trò chơi, khúc hát, bài thơ, câu chuyện do chính các cô giáo tìm tòi, thể hiện.

 Ngay cả những món đồ chơi của trẻ hàng ngày, cũng được làm nên từ bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của các cô. 

Cô giáo Nguyễn Thị Xanh, trường mầm non Bùi Hữu Diên, huyện Hưng Hà: Tất cả các cô giáo đã thu gom các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sau khi vệ sinh sạch sẽ thì đã mang đến trường để làm thành những đồ dùng đồ chơi với nhiều hình thức, chủng loại khác nhau. Với những đồ chơi đó, các con chơi rất hứng thú. 

Khi trẻ bước ra khỏi ngôi nhà thân quen để hòa nhập với môi trường mới, rất cần được chào đón bằng vòng tay dịu dàng, tình cảm. Trẻ sẽ thích đến trường khi cảm nhận được sự gần gũi, bao dung, che chở từ cô giáo – những người được ví như “người mẹ thứ hai”. Và niềm vui của những “người mẹ hiền” này, cũng giống như bao bà mẹ khác, là nhìn con mình khôn lớn trưởng thành. 

Cô giáo Hoàng Thị Hà, trường mầm non Thái Hồng, huyện Thái Thuỵ: Tôi dành hết tình cảm của mình với các con, coi các con như con của mình.. Nhìn thấy các con lớn lên từng ngày, cũng là động lực của chúng tôi.

Bằng tình cảm của người mẹ, các cô giáo mầm non vẫn ngày ngày tiếp tục ấp ủ ước mơ làm được nhiều cái mới, điều hay cho trẻ, đào tạo “những búp măng non” trở thành người có ích cho xã hội.

Hà My 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...