Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thế giới

Thứ 4, 16/10/2024 | 18:35:36
42 lượt xem

Trong bối cảnh nhiều làng nghề đang mai một dần hoặc không sản xuất, nghề mây tre đan ở xã Thái Xuyên huyện Thái Thụy vẫn duy trì mở rộng. Các mặt hàng mây tre đan ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường tiêu thụ được mở rộng, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Là một trong ba Cơ sở sản xuất mây tre đan lớn của xã Thái Xuyên, dù có những lúc gặp khó khăn nhưng hàng chục năm qua gia đình bà Vũ Thị Châm, Chủ cơ sở mây tre đan Hóa Châm vẫn giữ và phát triển nghề cha ông truyền dạy. Đồng thời không ngừng nghiên cứu, sáng tạo nhiều mẫu mã để sản phẩm làng nghề vươn tầm thế giới.

Bà Vũ Thị Châm, Chủ cơ sở mây tre đan Hóa Châm xã Thái Xuyên huyện Thái Thụy: Nghề truyền thống ở Thái Xuyên có từ bao năm nay cũng phát triển và có việc làm. Như gia đình thôi tháng doanh thu từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỉ đồng. Nên cũng mong muốn gắn bó với nghề mây tre đan này.


Phát huy giá trị của làng nghề, xã Thái Xuyên đã tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư, phát triển sản xuất. Ngoài 3 cơ sở sản xuất mây tre đan với quy mô lớn, trên địa bàn xã còn có 150 hộ làm nghề và gần 10 tổ sản xuất. Các mặt hàng mây tre đan ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường tiêu thụ được mở rộng chủ yếu xuất sang các nước Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Đức. Từ phát triển làng nghề , nhiều hộ gia đình đã trở nên khá giả, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài xã. Thu nhập bình quân đầu người ở Thái Xuyên đạt gần 60 triệu đồng / người/ năm.

Anh Vũ Văn Thế, xã Thái Xuyên huyện Thái Thụy: Trước đây làng nghề phát triển rất rộng, bây giờ tuy giảm bớt đi nhưng thu nhập cũng ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/ tháng.


Ông Vũ Trọng Đạt, Phó chủ tịch UBND xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy: Khi chuyển đổi kinh tế có nhiều ngành nghề phát triển ở Thái Xuyên nhưng ngành nghề mây tre đan vẫn được duy trì và phát triển. Địa phương cũng tuyên truyền cho người dân tích cực tham gia và duy trì nghề này để tăng thu nhập.


Trước xu thế người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng sản phẩm thủ công truyền thống, thân thiện với môi trường. Đó cũng là cơ hội để nghề mây tre đan ở xã Thái Xuyên có bước phát triển mới. Tuy nhiên, để làng nghề phát triển theo hướng bền vững, xã cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề gắn với việc duy trì, mở rộng thị trường.

Hồng Hạnh


  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...