Từng đi xuất khẩu lao động, sau đó trở về Việt Nam làm thêm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng thanh niên Phạm Văn Ninh, ở xã Minh Khai, huyện Hưng Hà luôn nung nấu khát vọng làm giàu từ nông nghiệp. Hành trình khởi nghiệp của anh Ninh, biến khu vườn trũng trồng cây vốn mang lại giá trị kinh tế thấp, thành ao nuôi ốc nhồi thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm, là minh chứng cho nỗ lực và khát khao làm giàu của tuổi trẻ trên mảnh đất quê hương.
Năm 2020, anh Phạm Văn Ninh, thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai, huyện Hưng Hà bắt đầu tìm hiểu về con ốc. Để tiết kiệm chi phí, anh tự mình lặn lội khắp các tỉnh thành có mô hình để học hỏi và mua ốc về làm giống. Ban đầu, anh chỉ chuyển đổi một diện tích nhỏ để nuôi thử.
Quá trình nuôi cũng ghi chép cẩn thận lại các giai đoạn phát triển, các loại thức ăn được ốc ưa thích… “Vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu ốc chậm lớn, tỷ lệ chết cao. Tuy vậy anh chưa khi nào nản chí, mà nỗ lực mày mò đúc kết kinh nghiệm cho mình.
Anh Phạm Văn Ninh, thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai, huyện Hưng Hà: Đang nắng chuyển mưa thì nó dễ bị bệnh, dễ chết hàng loạt. Nước phải hợp lý, quan trọng nhất là phải giữ nước sao cho sạch. Cho ăn điều độ thôi, không nên ăn thừa. Nuôi thuỷ sinh để lọc nước. Thức ăn thì chủ yếu tôi cho ăn lá sắn tàu, xơ mít, lá khoai nước. |
Đến nay, anh Ninh đã chuyển đổi hơn 1 mẫu ao để nuôi ốc nhồi. Mỗi năm thu về 2 tấn ốc, cho lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm. Thông qua mạng xã hội, anh kết nối với thị trường tiêu thụ ốc nhồi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Theo anh Ninh, ưu điểm của ốc nhồi là thời gian thu hồi vốn nhanh, không tốn nhiều công chăm sóc mà lợi nhuận lại cao. Nhu cầu thị trường hiện nay rất lớn, có những thời điểm anh còn không đủ để bán.
Anh Phạm Văn Ninh, thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai, huyện Hưng Hà: Mình nuôi con này chi phí nó thấp, đầu tư hiệu quả thì đạt. Các con như gà thì phải mở trại, con giống, cám, thức ăn, rất tốn. Con ốc này trứng thì rẻ hơn, đầu ra thì dễ bán, bán lẻ 5 – 7 cân cũng được. Tôi đang muốn chuyển đổi được 1 – 2 khu vực nữa, mở rộng gấp đôi gấp ba để đảm bảo đầu ra. |
Một “bài học” quan trọng mà anh Ninh rút ra sau nhiều năm, đó là muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp thì phải có sự kiên trì, chăm chỉ, ham học hỏi. Từ thành công bước đầu, anh cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cung cấp con giống cũng như bao tiêu cho đoàn viên thanh niên trong và ngoài xã có nhu cầu, mong muốn phát triển nuôi ốc nhồi hiệu quả.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...