Đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão

Thứ 7, 14/09/2024 | 20:03:00
81 lượt xem

Sau bão số 3, nhiều doanh nghiệp đang phải căng mình khắc phục hậu quả. Trong bối cảnh đó, hơn bao giờ hết doanh nghiệp đang rất cần sự chung tay chia sẻ khó khăn từ phía các cơ quan bằng các viêc làm thiết thực kịp thời để sớm ổn định sản xuất.

Cả một xưởng sản xuất rộng hơn 6.500m2 bị tốc mái, hơn 100 máy may công nghiệp, trên 300 ngàn mét vải nguyên liệu và 12 ngàn sản phẩm thành phẩm bị hư hỏng, thiệt hại ước tính trên 10 tỷ đồng. Đó là hậu quả bão số 3 gay ra đối với doanh nghiệp may tại khu công nghiệp Đô Lương.

Ông Ninh Xuân Thảo - Giám đốc Công ty cổ phần Đô Lương: Chúng tôi mong muốn cơ quan Thuế, Ngân hàng nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp về giãn hoãn thuế, vốn vay để doanh nghiệp có đủ nguồn tiền tái cơ cấu lại sản xuất.


Còn doanh nghiệp sản xuất báo bì cũng bị thiệt hại không kém, mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục và đi vào sản xuất được 2 -3 hôm nay.

Ông Đỗ Khắc Đạo - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bao bì 3D: Trong nhà máy của chúng tôi máy móc, sản phẩm bị ngấm nước, thiệt hại rất lớn, chúng tôi cũng kiến nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ về vốn, các thủ tục đầu tư để doanh nghiệp ổn định sản xuất.


Nhiều doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp khác trong tỉnh Thái Bình cũng thiệt hại không kém, đặc biệt là các doanh nghiệp ở 2 huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải....

Ngay sau khi bão tan, Cán bộ Chi cục hải quan Thái Bình đã đến các doanh nghiệp xuất khẩu, phối hợp với doanh nghiệp và các đơn vị liên quan khảo sát, thống kê và xác minh các thiệt hại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Hào - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Hải Quan Thái Bình: Chi cục đã có ngay văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp để hướng dẫn thống kê thiệt hại do bão gây ra. Chúng tôi cũng cử các đoàn đến hơn 20 doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão nắm các thiệt hại. Tập hợp các hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Theo thống kê, toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 500 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng do bão số 3. Các doanh nghiệp không chỉ bị thiệt hại về nhà xưởng do tốc mái, mà còn thiệt hại về sản phẩm. Đặc biệt là thiệt hại về máy móc thiết bị. Việc hỗ trợ bồi thường, hỗ trợ đối với các loại máy móc thiệt bị sẽ phức tạp hơn các thiệt hại khác rất nhiều và đòi hỏi có sự xác minh của nhiều ngành liên quan.

Đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lúc khó khăn là việc cần thiết hơn bao giờ hết. Qua đó giúp các doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, khắc phục nhanh hậu quả để sớm ổn định sản xuất.

Hữu Phước 

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...