Phục hồi chức năng sau tai nạn lao động

Thứ 4, 10/04/2024 | 00:00:00
998 lượt xem

Chấn thương do tai nạn lao động đang ngày càng gia tăng. Với những chấn thương phải bó bột, kết hợp xương bằng nẹp, đinh trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt nếu không được can thiệp phục hồi chức năng kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.

Bà Huê bị gãy xương cánh tay, sau tháo bột nhưng tình trạng không cải thiện phải đến phục hồi chức năng

Bị tai nạn lao động dẫn đến gãy xương cánh tay, bà Huê được bó bột 6 tuần. Đến khi tháo bột, bà lại gặp khó khăn khác, cánh tay thường xuyên đau nhức khi bà cố cử động, ảnh hưởng đến lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh nhân Phan Thị Huê: 

Sau khi tôi tháo thì tay không cử động được, tình trạng nguyên vẹn như lúc bó bột, không giơ lên được. 

 

Mỗi tháng, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình điều trị cho khoảng 60 – 70 bệnh nhân sau tai nạn, trong đó tỷ lệ tai nạn lao động đang có chiều hướng tăng. Bệnh nhân được hướng dẫn tập vận động trị liệu, cải thiện chức năng vận động, bao gồm chức năng hoạt động của khớp, cơ, khả năng di chuyển. Cùng với đó là tập nhận thức, cải thiện chức năng bàn tay thông qua các bài tập vận động ngón tay, tập cầm nắm, và các vận động phức tạp theo từng mức độ. Nếu chấn thương nặng, người bệnh cũng được hướng dẫn lại cả những chức năng sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình điều trị cho khoảng 60 – 70 bệnh nhân sau tai nạn mỗi tháng

Quá trình tập phục hồi chức năng có thể bắt đầu từ rất sớm, ngay ngày đầu sau chấn thương hoặc ngày đầu sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, để càng lâu thời gian điều trị càng kéo dài và hiệu quả thấp đi. 

KTV Bùi Thị Mai, Bệnh viện Phục hồi Chức năng Thái Bình: 

Bệnh nhân phục hồi chức năng muộn thì thường gặp nhất là bị cứng khớp, hạn chế rất nhiều về chức năng sinh hoạt, di chuyển, đi lại, có thể teo cơ, việc tự phục vụ bản thân gặp nhiều hạn chế. Công việc của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều. 


Các bác sĩ cũng lưu ý, đa phần bệnh nhân tai nạn lao động tuổi đời còn trẻ. Tương lai vẫn còn rất dài. Nếu không tập phục hồi chức năng để đi lại, vận động được như trước, thì chất lượng cuộc sống của họ không đảm bảo và kéo theo nhiều hệ lụy. Việc tập phục hồi chức năng cũng cần có sự phối hợp của gia đình để đảm bảo hiệu quả tối đa cho người bệnh.  

Hà My

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...