Không chủ quan với dịch bệnh truyền nhiễm dịp tết dương lịch

Chủ nhật, 31/12/2023 | 20:56:26
418 lượt xem

Thời tiết thay đổi liên tục là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan dịch bệnh truyền nhiễm. Nhất là thời điểm trước và trong Tết Dương lịch cũng như Tết Nguyên đán sắp tới, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, càng tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh lây lan. Ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Bình, số ca mắc bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu gia tăng.

70 tuổi, ông Ngọ lần đầu mắc Covid-19 sau một lần đi thăm người ốm trong bệnh viện. Tưởng rằng dịch không còn lưu hành nên ông rất bất ngờ khi kết quả xét nghiệm dương tính. Đáng ngại hơn là vì tuổi cao, có bệnh nền, nguy cơ diễn biến nặng, ông được chỉ định nhập viện điều trị nội trú. 

Bệnh nhân Lê Văn Ngọ: 

Triệu chứng ở nhà là ho, nuốt nước bọt đau, rát cổ họng, rồi sốt đo 39 độ, ở nhà uống thuốc hạ sốt thì nó không hạ. 


Cùng với Covid-19 đang tiếp tục ghi nhận rải rác, thì các bệnh viện cũng có số ca mắc cúm A tăng đột biến. Sốt xuất huyết dù đã qua đỉnh dịch nhưng số bệnh nhân vẫn rất đông. Như tại BVĐK Kiến Xương, trong vòng chưa đầy 1 tháng đã ghi nhận trên 30 ca cúm A, hơn 10 ca Covid-19, 20 bệnh nhân sốt xuất huyết. Đa phần là bệnh nhân cao tuổi và trẻ nhỏ. 

Bà Tạ Thị Nụ, người nhà bệnh nhi mắc cúm A: 

Cháu đi học về, cháu kêu người cháu rét, cháu ho, cho cháu uống thuốc nhưng không đỡ. Cháu sốt quá thì cho cháu nhập viện. Tôi trông cháu thì lại lây cháu. Bà lại cũng phải nhập viện luôn ở đây. 

Bác sĩ Phạm Thị Minh Huế, khoa Truyền nhiễm, BVĐK Kiến Xương: 

Những bệnh nhân nặng vào đây có bệnh nhân ho nhiều, khó thở, sốt cao. Nếu không được đến sớm cơ sở y tế thì có biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, nguy cơ tử vong.



Để bảo vệ sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là mà cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch như: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. 

Bác sĩ Phạm Thị Minh Huế, khoa Truyền nhiễm, BVĐK Kiến Xương: 

Trong thời tiết như hiện nay, nên giữ ấm cơ thể, tiêm phòng theo lịch đối với cúm, phế cầu để phòng bệnh đường hô hấp. Biện pháp vệ sinh tay và đeo khẩu trang vẫn nên duy trì.


Trước nguy cơ dịch bệnh gia tăng, Sở Y tế đề nghị các địa phương nâng cao vai trò, trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; bảo đảm kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong phòng chống dịch. Các đơn vị y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus. Cùng với đó, chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp bệnh nặng, tử vong.

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...