Kỳ vọng của doanh nghiệp trước thềm năm mới

Chủ nhật, 31/12/2023 | 21:00:14
773 lượt xem

Năm 2023 là năm được nhiều doanh nghiệp đánh giá là khó khăn chưa từng có, thiếu đơn hàng, khiến không ít doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, thậm chí là đóng cửa. Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ khả quan hơn, doanh số tăng trở lại. Đây là yếu tố then chốt để các nhà máy sản xuất duy trì tình trạng “sáng đèn” cho cả năm 2024.

Doanh thu sụt giảm tới 30% do thiếu hụt đơn hàng, nhiều thời điểm phải cắt giảm nhân công. Chưa bao giờ sản xuất của doanh nghiệp này lại khó khăn như năm nay. Dù tình hình hiện nay đơn hàng đã có sự khởi sắc trở lại, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều sự lo lắng đòi hỏi doanh nghiệp phải tự làm mới chính mình.

Ông Ninh Xuân Thảo - TGĐ Công ty cổ phần Đô Lương

Chúng tôi đang tập trung tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng chuyển đổi xanh, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường mới, kỳ vọng năm 2024 sẽ khả quan hơn.


Theo nhiều doanh nghiệp, tình hình kinh tế tại các thị trường nhập khẩu dệt may lớn của Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi, điều này kỳ vọng sẽ cải thiện nhu cầu tiêu dùng, đơn hàng của doanh nghiệp năm 2024 dồi dào hơn 2023.

Ông Lê Xuân Chiến - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Damsan

Việc hạ lãi suất ngân hàng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tốt hơn và có đủ dòng tiền để quay vòng, giảm tỷ lệ vốn chết do hàng tồn kho.


Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu của ngành dệt may thì thị trường của các ngành lĩnh vực khác cũng kỳ vọng có nhiều khởi sắc trong năm 2024. Nhờ những dự báo tích cực về triển vọng kinh tế và nhu cầu tiêu dùng toàn cầu. Vì vậy, ngay từ đầu năm các doanh nghiệp phải tranh thủ để tiếp cận thị trường một cách đa chiều.

Bà Ngô Thị Liên - Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương

Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận các FTA, kết nối thị trường mới thông qua các sàn giao dịch trực tuyến.


Trong bối cảnh thị trường yếu, công tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là những nhiệm vụ cần phải đẩy mạnh để các nhà máy sản xuất có thể sáng đèn trong cả năm 2024./.

 Hữu Phước 

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...