Nguy hiểm trong chấn thương ở người cao tuổi

Thứ 3, 19/12/2023 | 19:02:29
841 lượt xem

Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch yếu, thường có nhiều bệnh lý khác kèm theo, do đó khi bị chấn thương thường khó hồi phục hơn so với các lứa tuổi khác. Chỉ cần trượt chân, ngã... cũng có thể gây chấn thương, thậm chí gãy xương. Thống kê cho thấy, khoảng 50% số bệnh nhân không phục hồi được chức năng ban đầu như trước khi chấn thương và 25% phải được chăm sóc lâu dài.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân 70 tuổi nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng

Bệnh nhân 70 tuổi vào cấp cứu tại BVĐK Hưng Nhân trong tình trạng chấn thương nặng. Được biết, khi đang điều khiển xe máy đi trên đường, ông choáng váng và tự ngã. Những tai nạn tự ngã như vậy không phải là hiếm ở người cao tuổi, do các cử động đã không còn linh hoạt, tầm nhìn kém, tay chân không vững, và đôi khi cũng xuất phát từ một số tình trạng bệnh lý như bệnh cơ xương khớp, tim mạch,…



Anh Nguyễn Văn Lợi, người nhà bệnh nhân: “Bố tôi vào bệnh viện trong tình trạng không nhận thức được. Mồm miệng thì chảy máu hết, mặt mũi sưng vù hết lên.”



 

Bác sĩ CKI Phạm Thành Nam, trưởng khoa Ngoại – chấn thương, BVĐK Hưng Nhân, huyện Hưng Hà: “Ở người già chấn thương do tai nạn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng. Đập đầu xuống có thể chấn thương sọ não. Ở người già nguy cơ xuất huyết não cao hơn. Theo dõi chấn thương sọ não ở người già khó khăn hơn so với thanh niên. Chấn thương cột sống thắt lưng thì bắt buộc phải nằm, nằm nhiều gây viêm phổi, trợt loét, vệ sinh tại chỗ nên viêm nhiễm đường tiết niệu cũng có.”Gãy xương chiếm tỉ lệ cao nhất trong các chấn thương do ngã ở người cao tuổi

Trong các chấn thương do ngã ở người cao tuổi thì gãy xương chiếm tỉ lệ cao nhất với 87%. Ngã cũng nằm trong 5 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở người trên 65 tuổi. Thống kê tại Thái Bình, trong các tai nạn ngã dẫn đến chấn thương phải nhập viện ở người già, có tới 60% xảy ra ở nhà, 30% ở khu vực công cộng, 10% ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe.


Bác sĩ CKI Phạm Thành Nam, trưởng khoa Ngoại – chấn thương, BVĐK Hưng Nhân, huyện Hưng Hà: “Gãy xương đối với người già thì tuỳ từng vị trí mà còn phương án xử lý, tư vấn khác nhau. Người già thường xương rất xốp và loãng nên phục hồi chậm hơn người trẻ. Người trẻ có thể bó bột cứng trong 1 vài tuần nhưng ở người già thì hướng điều trị là đeo nẹp và tập phục hồi sớm.”  

Chấn thương ở người cao tuổi thường dẫn đến những hậu quả lâu dài cho sức khỏe

Chấn thương ở người cao tuổi thường dẫn đến những hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Do đó, người cao tuổi và người thân trong gia đình cần trang bị kiến thức, chủ động phòng ngừa té ngã bằng cách đánh giá đúng các yếu tố nguy cơ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp như: điều trị các bệnh lý đi kèm, cải thiện môi trường sống, kiểm soát hạ huyết áp tư thế, khám mắt và điều chỉnh giảm thị lực, thính lực… Để hạn chế những nguy cơ chấn thương từ sớm, các bác sĩ cũng khuyến cáo, mỗi người cần quan tâm đến sức khỏe của xương ngay từ khi còn trẻ, có chế độ ăn đủ canxi và vitamin D, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, kiêng rượu bia, thuốc lá. Sau 50 tuổi nên đo mật độ xương định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh loãng xương.

Hà My



  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...