Quyết tâm làm chủ, mang nghề về làng

Thứ 2, 27/11/2023 | 00:00:00
172 lượt xem

Phát huy tinh thần xung kích, vai trò tiên phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đoàn viên trẻ ở khu vực nông thôn đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên, làm giàu chính đáng, trở thành tấm gương tiêu biểu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Chị Phạm Thị Quế, ở thôn Chỉ Trung, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, là một trong số đó.

Lớn lên gắn bó với đồng ruộng, chị Quế từng tưởng chừng cả cuộc đời sẽ “chân lấm tay bùn”. Thế nhưng, sau khi sinh con, sức khoẻ yếu hơn, nông sản lại chịu ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá cả bấp bênh, thu nhập mang lại từ nghề nông không đủ để trang trải cuộc sống gia đình. Chị quyết tâm lên thành phố học may, rồi về mở xưởng tại nhà, tự đứng lên làm chủ, thay đổi những tư duy lối mòn về việc phụ nữ chỉ nên làm bếp núc, hoặc phơi nắng phơi sương ngoài đồng ruộng. 

Chị Phạm Thị Quế, thôn Chỉ Trung, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải: 

"Ban đầu gia đình cũng ngăn cấm vì không biết mối hàng lấy từ đâu, nguồn vốn và chi phí mọi thứ khó khăn. Tôi cũng vẫn mạnh dạn mở, vốn thì của ngân hàng. Bản thân tôi cũng như các chị em công nhân ở xưởng cũng luôn nâng cao tay nghề, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng."  


Tất cả sản phẩm tại xưởng may của chị Quế trước khi xuất đi đều được kiểm tra kỹ lưỡng, sản phẩm nào chưa đạt yêu cầu loại bỏ ngay, nhờ đó đã tạo được niềm tin cho đối tác và có chỗ đứng trên thị trường. Trung bình mỗi tháng, xưởng gia công hơn 7.000 sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương, chủ yếu là phụ nữ nông nhàn, lớn tuổi. Những lúc cao điểm như lễ Tết, xưởng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chị em bố trí thời gian làm việc linh hoạt để vừa phù hợp việc nhà, vừa đạt năng suất, hiệu quả cao. Đối với những lao động chưa có tay nghề, chị Quế luôn sẵn sàng đào tạo. 


Bà Nguyễn Thị Nga, thôn Chỉ Trung, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải: 

"Trước ngày chúng tôi chỉ làm đồng ruộng thôi, từ ngày có xưởng may tới giờ, ngoài lúc ở đồng ruộng ra thì chúng tôi sang đây làm, thêm thu nhập hàng tháng." 




Chị Phạm Thị Quế, thôn Chỉ Trung, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải: 

"Trong thời gian tới cũng dự định mở thêm to hơn, rộng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của chị em trong thôn, trong xã nhiều hơn." 





Hiện thanh niên nông thôn đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc chọn nghề. Những xưởng may gia công như của chị Quế mở ra ngay tại địa phương là một trong nhiều gợi ý, hỗ trợ hướng nghiệp được Đoàn TNCS HCM huyện Tiền Hải phát triển, nhân rộng. Từ đó góp phần khắc phục tình trạng lao động trẻ phải bươn chải đi làm ăn xa, cổ vũ thanh niên lập thân, lập nghiệp, khẳng định vai trò xung kích, sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...