Bài học khi bị động trong phòng chống lụt bão

Thứ 7, 29/05/2021 | 00:00:00
813 lượt xem

Ký ức về những thiệt hại do thiên tai gây ra ở bất kỳ thời điểm, hoàn cảnh nào cũng luôn nhắc nhở chúng ta phải học đề cao cảnh giác phòng ngừa những hậu quả khó lường của thiên tai. Không bao giờ được chủ quan, không bao giờ được lơ là trong công tác phòng chống lụt bao. Bởi lịch sử những mảnh đất ven biển đã có không biết bao nhiêu tổn thất thiệt hại chất chồng vì thiên tai, địch họa.

Trận lũ năm 2017 nhấn chìm nhiều tài sản của người dân huyện Kiến Xương

Cách đây gần 4 năm, cuối tháng 9 năm 2017, nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ trùng với thời điểm triều cường dâng cao đã làm cho hàng chục đoạn đê bối của các xã Vũ Đoài, xã Vũ Vân huyện Vũ Thư, Vũ Hoà, Vũ Bình, Minh Tân, Bình Thanh, Hồng Tiến huyện Kiến Xương tràn, vỡ cục bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 30 năm gắn bó với vùng đất bãi ven sông Hồng, ruộng vườn nhà cửa và nhiều tài sản khác của gia đình ông Hoành gắn liền với mảnh đất bãi ven sông Hồng. Chứng kiến trận lũ năm 2017, khi đê bối chỉ trong chưa đầy 4 giờ nước tràn vào, toàn bộ thành quả lao động nhiều năm của gia đình bị mất trắng.

Ông Lê Văn Hoành - thôn Đa Cốc, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương:
“Tình hình ngập lụt thì gây thiệt hại rất là lớn đối với bà con xã viên nuôi trồng thủy sản chúng tôi. Thực tế là toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản ở đây rất là lớn, hơn 7ha, chưa nói đến những diện tích cây lâu năm.”

Nhắc đến sự kiện tràn đê bối năm 2017, không chỉ gia đình ông Hoành mà hàng ngàn hộ dân của các xã Vũ Bình, Vũ Hoà, Minh Tân, Hồng Tiến và Bình Thanh vẫn còn nhớ rất rõ và coi đó như 1 bài học xương máu trong công tác phòng chống lụt bão.

Ông Hoàng Minh Phương - thôn Đa Cốc, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương:
“2017 ngập lụt vùng này rất lớn, ngập hết. Đảng, chính quyền địa phương cố gắng lo hết sức nhưng sức nước quá lớn, nhân dân mất hết.”

Diện tích đê đã được huyện Kiến Xương nâng cấp hiện nay

Mặc dù, cấp uỷ chính quyền các địa phương đã cùng với nhân dân đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp, nâng cao trình cho các tuyến đê bối ven sông, xử lý các điểm sạt lở, thẩm lậu từ những năm trước, song sự chủ quan trong phương châm "4 tại chỗ" đang là vấn đề thực sự báo động của nhiều địa phương hiện nay.


Ông Lê Thanh Quang - Chủ tịch UBND xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương:
“Trong những năm vừa qua, xét điều kiện cụ thể, chúng tôi đã hợp đồng với các doanh nghiệp thóc gạo, doanh nghiệp bán tre luồng sẵn sàng có vật tư tại chỗ. Trước khi mùa mưa bão chúng tôi hợp đồng với doanh nghiệp vận tải, tàu thuyền và máy múc sẵn sàng ứng trực tại khu vực xung yếu trên tuyến đê ven sông Hồng.”

Hợp đồng với các đơn vị doanh nghiệp để cung cấp vật tư phục vụ xử lý sự cố trong phòng chống lụt bão như cách làm ở Bình Thanh cũng như các địa phương hiện nay là rất nguy hiểm vì sẽ không có gì đảm bảo vào hợp đồng với đối tác thứ ba. Phương châm 4 tại chỗ là cách duy nhất để đảm bảo sự chắc chắn, chủ động trong công tác phòng chống lụt bão mà các địa phương cần chú trọng thực hiện nghiêm.

Hữu Phước

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...