Kỹ thuật tiêm xơ búi trĩ – Mang lại niềm vui cho bệnh nhân

Thứ 3, 17/08/2021 | 00:00:00
3,308 lượt xem

Trĩ là bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Thống kê y học cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao, chiếm tới 30-50% ở người lớn tuổi. Đa phần người mắc bệnh lại có tâm lý e ngại khi đi khám, điều trị vì sợ đau. Hiện nay, tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình, kỹ thuật tiêm xơ búi trĩ được thực hiện đã góp phần xóa đi nỗi lo lắng này của bệnh nhân.

Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình đang thực hiện kỹ thuật tiêm xơ búi trĩ, góp phần xóa đi nỗi lo lắng của bệnh nhân

Sống chung với bệnh trĩ đã hơn 10 năm, anh Đỗ Thế Linh thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau do bệnh hành hạ. Suốt khoảng thời gian đó, mặc dù đã đi khám nhiều nơi nhưng căn bệnh “khó nói” vẫn khiến anh khổ sở. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình, anh được điều trị bằng phương pháp tiêm xơ búi trĩ. Sau 1 tháng, bệnh của anh đã đỡ đáng kể. 

Bệnh nhân Đỗ Thế Linh

Sau khi sử dụng nhiều phương pháp, thì tiêm xơ búi trĩ khiến tôi rất hài lòng. Cảm thấy dễ chịu, không ảnh hưởng đến công việc. Đỡ rất nhanh. Trong quá trình tiêm, tôi không đau đớn gì cả.

Tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc PG60 là phương pháp tiến bộ, hiệu quả, an toàn. Búi trĩ không cần phải phẫu thuật cắt bỏ mà chỉ cần tiêm thuốc gây co, teo. Thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh, số mũi tiêm dao động từ 5 – 15 mũi, mỗi tuần từ 2 – 3 mũi. Kỹ thuật thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình từ tháng 7 đến nay đang ghi nhận kết quả tốt, chưa có trường hợp biến chứng và tái phát sau điều trị.

Tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc PG60 là phương pháp tiến bộ, hiệu quả, an toàn

Bác sĩ CKI Đặng Trường Thi - Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình 

Kỹ thuật tiêm xơ trĩ bằng thuốc PG60 có ưu điểm là không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người già có bệnh lý nền, như: huyết áp, tim mạch. Người bệnh sinh hoạt bình thường, không cần kiêng khem nhiều, không cần nằm tại viện mà chỉ theo dõi sau tiêm 30 phút là có thể ra về. Chi phí không lớn và không đau, ít tai, biến chứng.

Điều dưỡng Trần Thị Thu Hoàn - Khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình 

Những bệnh nhân trĩ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động. Hạn chế thức ăn cay, nóng, bia rượu hoặc hoa quả nhiều nhựa. Bệnh thường xảy ra ở bệnh nhân phải ngồi nhiều nên khi bệnh nhân phải ngồi lâu chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân trong 1 tiếng hoặc tiếng rưỡi nên đi lại vận động. Tránh lao động nặng, gắng sức sẽ làm búi trĩ to hơn.

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng nếu không quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách cũng có thể gây ra hậu quả xấu, tổn hại đến sức khỏe. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người cần uống đủ nước hàng ngày, có chế độ vận động, tập thể dục thường xuyên, hợp lý.

Hà My

  • Từ khóa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương

Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, sáng 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...