Xử lý rác thải điện tử như thế nào?

Thứ 6, 30/08/2019 | 15:30:01
3,502 lượt xem

Cuộc sống con người ngày càng gắn chặt với công nghệ cũng đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng nhiều rác thải điện tử. Chúng ta đang rất mạnh mẽ trong cuộc chiến với rác thải nhựa, nhưng lại chưa chú trọng đến rác thải điện tử. Trong khi đó, đây là loại rác thải đặc thù, nguy hại, và nếu không cẩn trọng, sẽ gây ra tác hại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn nhiều so với các loại rác thải khác.

Vậy, chúng ta đang gặp những sai lầm thường thấy như thế nào với rác điện tử? Và nên xử lý sao cho đúng?

Trong khi ở Việt Nam xử lý rác thải điện tử còn khá mới mẻ, thì nhiều nước trên thế giới có những quy định hết sức chặt chẽ với loại rác này.


Anh Trần Chí Hiếu – Quận Ba Đình, Hà Nội:  Mỗi khi sử dụng xong pin của các thiết bị điện tử cũng vứt vào sọt rác, gom nhiều thì bán đồng nát cho có thêm kinh tế cho gia đình…


Gia đình anh Hiếu cũng giống như rất nhiều gia đình khác tại Việt Nam… sử dụng các thiết bị điện tử và rồi vứt lẫn vào các loại rác thải khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sự nguy hại từ thói quen này. Chỉ trong 1 viên pin nhỏ có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu vứt bừa bãi ra môi trường, các kim loại này sẽ ngấm vào đất, nước... làm ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chính con người.

PGS.TS Đặng Thị Kim Chi – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam:  Nhất nếu chúng ta bỏ lẫn trong rác thải đưa đi chôn lấp, chúng ta làm vùng đất đó chứa rác thải không phân hủy, bãi chôn lấp tăng thể tích, chôn lấp làm khó hoàn trả được đất không phân hủy trong tự nhiên, nếu đưa vào đốt mà đốt này không có kiểm soát triệt để thì tạo nên khí, chất đốt gây ô nhiễm..


 Vậy xử lý rác thải điện tử ra sao? Từ năm 2015,  Chương trình Việt Nam tái chế ra đời là một tín hiệu đáng mừng cho việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân cũng như thu gom rác thải điện tử độc hại. Sau khi biết đến chương trình, bà Phạm Thị Thạch để dành đồ điện tử cũ hỏng trong nhà để giao lại cho các tình nguyện viên của chương trình.


Bà Phạm Thị Thạch – Hà Nội: Từ hiểu được chúng tôi rất muốn tất cả mọi người dân đưa về thu gom tái chế đúng quy định, còn bán không được bao nhiêu làm hại cho môi trường lớn, cho chính mình


Sau khi được thu gom, những thiết bị điện tử này sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng (có giấy phép phù hợp theo quy định) và đưa đến nhà máy được cấp phép xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy trình tái chế an toàn, thân thiện với môi trường. Ngoài 10 điểm thu gom thường xuyên tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam tái chế hiện đang tổ chức thu gom rác thải điện tử miễn phí tận nhà cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Chị Lê Hoàng Phương –  Tình nguyện viên Chương trình Việt Nam tái chế:  Mỗi thành phố đặt 5 thùng để mang rác điện tử đến bỏ, ai có tự động mang đến thùng, mang đến sẽ được hỗ trợ, từ 2017 có thêm hoạt động thu gom miễn phí tại nhà, người dân có thể liên hệ, fanpage, sđt 0933882205 và sẽ đến thu gom tại nhà

Năm 2018, tổng khối lượng chất thải điện tử mà Việt Nam tái chế đã thu gom đạt hơn 10 tấn. Mặc dù chưa đạt được mức tăng cao, nhưng con số này vẫn cho thấy ý thức của người dân Việt Nam về tác hại của rác thải điện tử cũng đang tăng dần. Rác thải điện tử nếu thu hồi đúng cách, thì kim loại, nhựa và thủy tinh trong các thiết bị này hoàn toàn có thể được tái sử dụng, giúp tiết kiệm tài nguyên, còn các chất thải nguy hại sẽ được xử lý an toàn.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...