Loạn mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính

Thứ 2, 02/12/2019 | 15:06:20
1,071 lượt xem

Cùng một hành vi xả rác, 3 Nghị định cùng điều chỉnh. Tương tự, hành vi gây mất trật tự tại sân bay cũng có 2 mức xử phạt khác nhau. Hiện tượng này dẫn đến một thực trạng chế tài xử phạt trong vi phạm hành chính được các đơn vị, ban ngành, sở ngành, chính quyền địa phương áp dụng khác nhau, dẫn đến thiếu tính công bằng, minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính.

Cùng một hành vi xả rác ra nơi công cộng thì có 3 nghị định với 3 mức xử phạt hành chính khác nhau. Áp dụng theo Nghị định 155/2016, thì bị xử phạt từ 5 - 7 triệu đồng nhưng tại Nghị định 167/2013, thì chỉ bị phạt 1 - 2 triệu đồng. Còn theo Nghị Định 46/2016 hành vi này chỉ bị phạt 300.000 - 400.000 đồng.  

Tương tự, hành vi đi vệ sinh không đúng nơi quy định cũng không thống nhất trong mức xử phạt, có  nơi thì phạt 100.000 - 300.000 đồng, có nơi lại áp dụng 1 - 3 triệu đồng. 

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều các trường hợp Nghị định “giẫm chân” lên nhau trong xử phạt vi phạm hành chính. 

Vậy tại sao lại có tình trạng cùng một hành vi lại có những chế tài xử phạt khác nhau như vậy


Tiến sỹ Bùi Tiến Đạt – Đại học Quốc gia Hà Nội: Mỗi một Nghị định thì thông thường sẽ do một Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ trong Chính phủ sẽ trình lên Chính phủ để Chính phủ thông qua. Và mỗi một Bộ có cách tiếp cận khác nhau, thì họ không để ý tổng thể những quy định có liên quan. Nó khác nhau một phần họ không rà soát kỹ nhưng một phần cũng có thể là do chính sách  của các Bộ Ngành khi họ xây dựng là họ nhắm tới những đối tượng nhất định chứ không hẳn là nhắm tới hành vi giống nhau nói chung
Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh: Cái nút chặn và là cái nút chặn cuối cùng cho các Nghị định chính là bên Bộ Tư pháp thì hầu như  chưa thể hiện được vai trò của mình, ở đây năng lực cũng như số lượng người cũng như cái khó khăn của nút chặn này nó liên quan đến biên chế, người thẩm định và số lượng văn bản quá nhiều, dẫn đến kiểm soát văn bản kém

Theo thống kê chưa chính thức thì mỗi năm trung bình có khoảng 10.000 – 12.000 văn bản quy phạm pháp luật. Quá nhiều văn bản mới ra đời bởi nhiều Bộ, Ngành khác nhau đã dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. Và hậu quả là dẫn đến khó thực thi pháp luật và dễ dẫn đến tiêu cực.


Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình – Nguyên Giảng viên Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp: Dẫn đến tình trạng tùy tiện. Tình trạng tùy tiện như vậy có thể có tiêu cực và làm cho người vi phạm có thể luồn lách lách luật để thực hiện hành vi vi phạm và dẫn đến thi hành pháp luật không nghiêm. Nhiều hành vi vi phạm mà tình trạng vi phạm pháp luật hành chính càng gia tăng, vẫn phức tạp
Chị Phan Thị Kiều Anh – Quận Ba Đình, Hà Nội: Rất là thiếu công bằng đối với chúng tôi, như hành vi của tôi và hành vi của người khác lại có 2 mức phạt khác nhau thì dẫn đến việc so sánh, hay có thiên vị đối với người này hay người khác nên cần phải thống nhất quy định của pháp luật về vấn đề này

Rõ ràng để đảm bảo bảo tinh thần thượng tôn pháp luật thì trước tiên cần phải có hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, tránh được những đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...