Thái Bình: Ban hành Quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Thứ 6, 14/08/2015 | 08:32:28
1,288 lượt xem

Theo đó, bộ đầu mối sẽ tổ chức, thực hiện các hoạt động cải cách TTHC và kiểm soát TTHC theo ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương...

Ngày 03/8/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND kèm theo Quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

Theo Quy chế, Cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh bao gồm: cán bộ đầu mối tại các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (cán bộ đầu mối cấp tỉnh) trừ cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương; cán bộ đầu mối tại Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (cán bộ đầu mối cấp huyện) và cán bộ, đầu mối tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (cán bộ đầu mối cấp xã).
Cán bộ đầu mối của tỉnh gồm: 01 Lãnh đạo và công chức của Phòng Kiểm soát TTHC, Sở Tư pháp theo biên chế được giao; 01 Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và 01 lãnh đạo phòng Nội chính theo dõi công tác kiểm soát TTHC của tỉnh.
Cán bộ đầu mối tại các các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Đối với các sở, ban, ngành đã thành lập Phòng pháp chế, bố trí  02 cán bộ đầu mối gồm: 01 lãnh đạo đơn vị và 01 lãnh đạo Phòng Pháp chế; đối với các sở, ban, ngành không (hoặc chưa) thành lập tổ chức pháp chế (trừ Sở Tư pháp), bố trí 02 cán bộ đầu mối gồm: 01 lãnh đạo đơn vị và 01 lãnh đạo cấp phòng và tương đương.
Cán bộ đầu mối cấp huyện, cấp xã: Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí 02 cán bộ đầu mối, trong đó có 01 cán bộ là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện và 01 cán bộ là lãnh đạo phòng Tư pháp; Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã: Bố trí 01 cán bộ đầu mối là công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.
Cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ kiểm soát TTHC của Sở Tư pháp. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp là bộ phận thường trực của hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ đầu mối là: Tổ chức, thực hiện các hoạt động cải cách TTHC và kiểm soát TTHC theo ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương; Triển khai tập huấn, hướng dẫn, phổ biến văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung cải cách TTHC và kiểm soát TTHC cho cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trong đơn vị; Hướng dẫn các bộ phận, cá nhân trong đơn vị thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị; Tổng hợp, báo cáo các nội dung có liên quan đến hoạt động cải cách TTHC, kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị, vướng mắc về quy định hành chính theo quy định; Theo dõi, đôn đốc các bộ phận, công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; Nghiên cứu đề xuất các sáng kiến, giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC và kiểm soát TTHC với Thủ trưởng đơn vị và Sở Tư pháp; Tham gia các hoạt động kiểm soát TTHC khi có yêu cầu của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, địa phương về các vấn đề có liên quan đến phạm vi chức năng quản lý của đơn vị; Tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm soát TTHC do Bộ, ngành, địa phương tổ chức và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định và được khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cùng theo Quy chế này, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm soát TTHC cho đội ngũ cán bộ đầu mối các cấp, thiết lập, chia sẻ thông tin hai chiều giữa Sở Tư pháp và cán bộ đầu mối để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; chia sẻ những sáng kiến, bài học kinh nghiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai thực hiện các hoạt động về kiểm soát TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý và hướng dẫn, tổng hợp, quản lý danh sách cán bộ đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp tỉnh.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo quy định của Quy chế, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức và hoạt động của cán bộ đầu mối.

Theo Vũ Vượng

Sở Tư pháp Thái Bình


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...