Để đảm bảo mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế", Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương đã rất quyết tâm trong việc triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp cho rằng nhiều giải pháp vẫn chưa thật sự hiệu quả như kỳ vọng. Họ vẫn mong mỏi có thêm sự điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Là một trong những lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, nhưng khi đợt dịch Covid 19 lần thứ 4 bùng phát, nhiều nhà máy thuộc ngành dệt may tại các vùng trọng điểm kinh tế đã phải dừng hoạt động. Những áp lực này diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới đang có xu hướng phục hồi, những đơn hàng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện số lượng lao động trong ngành được tiêm vắc xin mới chỉ đạt con số khoảng 1%.
Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam “ Chúng tôi đã luân chuyển nhiều đơn hàng từ vùng đỏ về vùng xanh nhưng với tốc độ tiêm vắc xin như hiên nay thì không biết ngày nào những doanh nghiệp xanh lại trở thành những doanh nghiệp đỏ” |
Để có thể duy trì sản xuất, giải pháp tiêm vắc xin là một trong những đề xuất từ lâu của nhiều doanh nghiệp . Bên cạnh đó, việc làm sao để tránh đứt gẫy chuỗi cung ứng cho sản xuất cũng được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng. Việc triển khai sản xuất "3 tại chỗ", "1 cùng đường 2 điểm đến" đã được triển khai nhưng do có những quy định khác nhau tại các địa phương đã gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: “ Doanh nghiệp điện tử bị tác động rất lớn do nhiều nhà máy bị dừng hoạt động tại một địa phương có dịch bùng phát, vì vậy chúng tôi cho rằng cần phải để doanh nghiệp tự chủ động trong việc phòng chống dịch để chủ động sản xuất hơn”. |
Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thì cho rằng: “ Việc áp dụng 3 tại chỗ 2 điểm đến phải căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp, nếu không nó sẽ khiến gia tăng áp lực chi phí cho doanh nghiệp”.
Ngoài ra, nhiều ý kiến doanh nghiệp cũng cho rằng, các giải pháp về tài chính theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đã mang lại nhiều động lực cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cần vào cuộc nhiều hơn nữa trong việc cắt giảm các điều kiện cũng như hạ lãi suất cho vay để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp…Nhìn chung, các giải pháp đưa ra cần được triển khai có hiệu quả và thực chất hơn nữa để cộng đồng doanh nghiệp đảm bảo thực hiện mục tiêu kép cùng Chính phủ./.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...