FTA trong nhận thức của doanh nghiệp

Thứ 4, 04/08/2021 | 00:00:00
1,042 lượt xem

Rõ ràng là cơ hội từ các FTA, đặc biệt là EVFTA mang tới nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Thế nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh, chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn thờ ơ, thậm chí là hiểu rất mơ hồ và thiếu mặn mà đối với những hiệp định thương mại quan trọng này.

Sản xuất và phòng dịch tại doanh nghiệp TNHH HNP

Cơ hội từ các hiệp định thương mại sẽ mang đến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được hưởng ưu đãi thuế quan. Mỗi mặt hàng có một mức thuế cụ thể cắt giảm theo lộ trình. Theo tính toán, trung bình mức thuế được cắt giảm khoảng hơn 60% cho lần đầu tiên và sau 3 năm sẽ lên đến 80%, tiến tới nhiều mặt hàng sẽ về 0%. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tham gia sân chơi lớn.

Ông Trần Trọng Kim - Giám đốc Công ty TNHH HNP:

“Phải chứng minh được rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa xuất sang châu Âu, tức là các doanh nghiệp cần đạt được các tiêu chuẩn cần thiết như đầu tư chiều sâu về công nghệ, thiết bị để nâng cao được năng suất lao động, nâng khả năng cạnh tranh cao về giá cũng như là nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và tiêu chuẩn châu Âu.”


Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện doanh nghiệp Việt mới chỉ tận dụng được 30% cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do và con số này ở các doanh nghiệp Thái Bình là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chính các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến các hiệp định thương mại, sự chủ động của doanh nghiệp để nắm bắt các cơ hội đến từ các hiệp định thương mại vẫn còn yếu. 

 -Ông Đinh Đức Cải, Giám đốc Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Nam Thành:

“Chính phủ ký hiệp định với cả châu Âu là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, xét thấy điều kiện của mình, một là các doanh nghiệp nhỏ, cái thứ hai nữa là kinh nghiệm,năng lực, tiềm lực còn hạn chế, cho nên những hiệp định này chưa phù hợp với chúng tôi.”


Hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần may Hà Thành

Thực tiễn ở các doanh nghiệp trong tỉnh cho thấy, khái niệm về các hiệp định thương mại còn rất mơ hồ, nhiều doanh nghiệp tỏ ra không quan tâm và thay vì tận dụng những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do đem lại thì không ít doanh nghiệp chỉ tìm cách đối phó để thích ứng mà thôi.

Ông Trần Đăng Sứ, Giám đốc Công ty cổ phần may Hà Thành, huyện Quỳnh Phụ:

“Chúng tôi là một doanh nghiệp nhỏ và gia công trực tiếp với đơn vị nước ngoài cho nên chúng tôi cũng không nghiên cứu sâu về Hiệp định FTA này nhiều và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến những doanh nghiệp nhỏ chúng tôi.”


Chúng ta đều nhìn thấy rõ những cơ hội phát triển từ các hiệp định thương mại mang đến cho doanh nghiệp Việt. Song, nếu bản thân các doanh nghiệp vẫn thờ ơ, thiếu mặn mà thì những nỗ lực từ phía Nhà nước cũng bỏ sông, bỏ bể. 

Cơ hội hay thách thức thì đều nằm trong tư duy và bàn tay của chính doanh nghiệp.

Hữu Phước

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...