Trước những tác động của đại dịch Covid-19 đến nguồn thu nhập và đời sống dân sinh, để duy trì sản xuất, ổn định cuộc sống thì mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân đều đã có những cách thức mới để thích nghi với đại dịch.
Người lao động thực hiện các biện pháp phòng dịch trước khi vào làm việc
Qua 4 lần bùng phát dịch Covid-19, thì việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và đo nhiệt độ cho công nhân mỗi ngày trước khi vào làm việc là những công việc không thể thiếu ở cơ sở may gia công của gia đình ông Đặng Ngọc Châu, thôn Hòa Hải, xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế, thì các biện pháp phòng dịch khác cũng được cơ sở thắt chặt.
Ông Đặng Ngọc Châu - thôn Hòa Hải, xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình: “Hơn 1 năm nay tôi luôn nhắc công nhân đi lại ít, không đi đến những vùng có dịch. Đi làm thì đeo khẩu trang. Đa số công nhân là dân ở quanh vùng này thôi, mình dễ dàng kiểm soát được.” |
Cơ sở sản xuất của ông Châu sản xuất đồ bảo hộ phòng dịch
Cuối năm 2019, thời điểm khi vừa mới có chỗ đứng trên thị trường, thì cơ sở may của gia đình ông Châu đã gặp phải tác động lớn của đại dịch Covid-19. Hơn 1 năm nay, hoạt động của cơ sở luôn chịu nhiều khó khăn trong duy trì 3 cơ sở sản xuất, dẫn đến cắt giảm. Và nay để đảm bảo duy trì sản xuất, cơ sở đã tận dụng mọi mối quan hệ, để đưa đa dạng các mặt hàng gia công về làm.
Ông Đặng Ngọc Châu - thôn Hòa Hải, xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình: “Từ đầu Covid-19 đến giờ vẫn phải duy trì, thế nhưng, hơn năm nay vất vả mà rất nhiều mặt hàng khác nhau. Trước kia chưa có dịch thì xưởng có 3 nơi gia công với 100 công nhân. Giờ dịch Covid hàng hóa không đi được nên làm đủ các loại mặt hàng. Dịch bệnh không biết thế nào, kể cả dán hàng quần áo chống dịch cũng nhận về làm để có lương cho công nhân.” |
Cơ sở sản xuất và bán đồ thờ của ông Lâm, xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình
Đổi mới các hình thức sản xuất và kinh doanh, để thích nghi với đại dịch cũng được nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình tiếp cận thực hiện. Để phát triển sản xuất, kinh doanh, ngoài duy trì các mối hàng quen thuộc thì cơ sở sản xuất khác đã tăng cường trao đổi công việc tìm đến những khách hàng mới qua điện thoại và các trang mạng xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Chủ cơ sở sản xuất đồ thờ, tổ dân phố số 2, xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình: “Trong lúc phòng dịch các khách hàng ở xa họ làm công việc tâm linh đi xa về gần không sắm sửa được. Nhiều nhà thờ không đi lấy về lắp đặt được nên chủ cửa hàng vẫn duy trì đơn đặt hàng qua điện thoại. Tất cả vẫn sản xuất nhưng lùi lại hết dịch người ta sẽ lấy về.” |
Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn là ẩn họa khó lường, phát triển kinh tế - xã hội vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì thế, vừa phòng dịch vừa nhanh nhạy khi thay đổi cách thức sản xuất, đa dạng các mặt hằng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường thời Covid sẽ là hướng đi để mỗi gia đình, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh duy trì và vượt qua khó khăn trong đại dịch.
Phương Thúy
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...