Giảm thất thoát thu hoạch lúa

Thứ 5, 06/06/2024 | 10:15:00
267 lượt xem

Thất thoát trong thu hoạch lúa sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của nông dân. Sự xuất hiện của máy gặt đập liên hợp được kỳ vọng là giảm tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch, giúp nông dân tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để giảm thiểu đến mức thấp nhất hao hụt trong quá trình thu hoạch lúa bằng máy đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm trong vận hành cũng như việc tổ chức thu hoạch phù hợp, hiệu quả.

Tích tụ hơn chục ha cấy lúa, ông Đặng Tất Tuân, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng mua chiếc máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa được kịp thời. Vào mùa vụ, ông phải mượn thợ lái máy gặt từ tỉnh Thanh Hóa ra. Theo ông Tuân, nếu không nắm bắt các kỹ năng, kỹ thuật điều khiển máy cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng rơi vãi thóc trên đồng ruộng.

Ông Đặng Tất Tuân, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng: Người lái mà không được lái được chuẩn không thằng thì bánh đè lên lúa .Trong quá trình lùi cũng đè lên lúa thì thất thoát do quá trình lái máy gặt do đè lên lúa rất cao.



Qua khảo sát của các nhà chuyên môn thì số lượng lúa bị thất thoát nhiều nhất vẫn là ở thời điểm thu hoạch và quá trình làm khô hạt thóc.

Trong những năm gần đây, thu hoạch lúa bằng máy đã được áp dụng phổ biến ở các địa phương. Sử dụng máy gặt đập liên hợp rút ngắn các công đoạn như bó, gom, tuốt… giúp tỷ lệ thóc bị hao hụt do rơi vãi ít hơn so với gặt thủ công.

Bà Nguyễn Thị Điểm, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: Trước đây tôi toàn gặp bằng tay thế nhưng mà đưa về nhà là phải máy suốt máy. Cái khâu máy suốt cũng có  phần hao cũng đáng kể. Từ ngày có cái máy giặt đến giờ thì chúng tôi gạt nhàn hơn, mà  lượng hao hụt cũng không đáng bao nhiêu. Kiểm tra rơm rạ thì thóc lúa nó cũng không rơi vãi mấy.



Thất thoát chung của các máy gặt đập liên hợp hiện nay khoảng 2 % trở xuống. Trên thực tế, tỷ lệ thất thoát phụ thuộc nhiều vào tốc độ máy chạy trên đồng. Điều này phụ thuộc vào người sử dụng máy. 

Việc gặt ẩu, chạy đua nhau làm tỷ lệ rơi vãi cao, tạp chất trong thóc nhiều làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng thóc của nông dân. Để hạn chế tình trạng này cùng với việc trang bị kỹ năng vận hành máy, các địa phương cũng chú trọng việc quản lý, phân vùng đối với các máy gặt tham gia thu hoạch.

Ông Phạm Minh Hiển, Giám đốc HTX DVNN xã Đông Động, Đông Hưng: Đối với lại các hộ gia đình có máy móc thì chúng tôi cũng có kết hợp cùng với lại trung tâm đảm bảo để đào tạo cho bà con có những cái kiến thức cơ bản để vận hành, bảo quản máy.  Hiện địa phương cũng đã có 5 máy gặt, địa phương cũng mượn thêm 3 máy.  Chúng tôi cũng đã khoanh vùng từng máy hoạt động để đảm bảo đúng tiến độ và cũng tránh cái thất thoát sau thu hoạch cho bà con.



Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong tổ chức sản xuất cũng như vận hành máy móc sẽ giúp quá trình thu hoạch lúa được thuận lợi, hiệu quả. Từ đó góp phần giảm thiểu thất thoát, đảm bảo chất lượng lúa gạo và thu nhập của nông dân.


Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...